Những Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Loãng Xương Bạn Cần Biết

Mật độ xương liên tục giảm gây nên bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là nỗi lo sợ của nhiều người khi về già. Một khi đã mắc bệnh, việc điều trị sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Vậy loãng xương là gì? Những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương bạn cần biết để có thể phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Loãng xương là gì?

Xương của chúng ta là cơ quan liên tục thay đổi, xương mới sẽ liên tục được hình thành và động thời xương cũ sẽ bị phá hủy. 

Loãng xương hay xốp xương là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, khi quá trình phá hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, dẫn đến cấu trúc xương bị suy giảm và mật độ xương trên một đơn vị thể tích cũng liên tục giảm dần. Hậu quả là bè xương bị mỏng đi, đứt gãy hoặc bị phá hủy hoàn toàn, tạo ra các khoảng trống bên trong xương. Lúc này, xương của người bệnh trở nên giòn xốp và rất dễ gãy.

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới, với tỉ lệ 3:1. 

Mật độ xương liên tục giảm gây nên bệnh loãng xương
Mật độ xương liên tục giảm gây nên bệnh loãng xương

Những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương, trong đó có những nguyên có thể thay đổi được và không thể không thể thay đổi được:

Những nguyên nhân không thể thay đổi

Tuổi tác

Càng lớn tuổi, tốc độ lão hóa của xương khớp ngày càng nhanh, điều này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.  

Giới tính

Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới, do mật độ xương giảm đi nhanh hơn khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh.

Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới

Di truyền

Bệnh loãng xương có xu hướng di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị loãng xương hoặc từng bị gãy xương hông, khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc căn bệnh này.

Kích thước cơ thể

Những trẻ sinh ra bị thiếu cân, nhỏ con và thấp còi, khi về già sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn so với người bình thường.

Những nguyên nhân có thể thay đổi

Hormone giới tính

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen sẽ giảm xuống gây ảnh hưởng xấu đến xương. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh cũng là thời kỳ hàm lượng estrogen giảm nhanh nhất, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ.

Đối với nam giới, nồng độ testosterone thấp sẽ làm tăng khả năng loãng xương ở nam giới.

Thiếu canxi và vitamin D

Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D sẽ làm xương của bạn yếu đi do chúng không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp.

Dùng thuốc Corticosteroids quá lâu

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa,… ở giai đoạn nặng sẽ phải sử dụng corticosteroids. Nhưng nếu lạm dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp, dẫn đến tăng nguy cơ mắc loãng xương.

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá rất có hại cho hệ thống xương khớp, chúng sẽ làm cho xương yếu đi và dễ bị gãy.

Không vận động thường xuyên

Việc ít vận động, không tập thể dục thường xuyên và nằm một chỗ quá lâu sẽ làm cho xương mất đi tính linh hoạt vốn có và yếu dần đi. Lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Bạn chỉ nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng khi bệnh đã tiến triển nặng và gây ra những biến chứng khác:

Đau nhức xương khớp

Mật độ xương liên tục giảm xuống sẽ hình thành các cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở các khớp ngón tay. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau mỏi, tê bì và thỉnh thoảng sẽ có cảm giác châm chích trong xương.

Ngoài ra, bệnh nhân loãng xương sẽ thường xuyên bị đau và cứng cơ dọc cột sống hoặc đau ở thắt lưng và lan ra hai bên mạn sườn khi thay đổi tư thế 

Gù lưng, cong vẹo cột sống

Đây là triệu chứng khá rõ ràng của bệnh loãng xương. Chiều cao của người bệnh sẽ bị giảm xuống kèm theo cảm giác đau ở lưng, dáng đi trở nên khòm hơn, lưng gù ra và cột sống bị cong vẹo.

Loãng xương gây gù lưng, cong vẹo cột sống
Loãng xương gây gù lưng, cong vẹo cột sống

Dễ bị gãy xương

Ở giai đoạn nặng, xương sẽ trở nên rất giòn, chỉ cần một va chạm nhỏ cũng có thế khiến cho xương bị gãy. 

Trong một số trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên của bệnh là gãy xương. Một số vị trí gãy xương thường gặp ở người mắc bệnh loãng xương là: xương sườn, cổ tay, xương hông. Gãy xương hông có thể gây ra khuyết tật nặng.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân loãng xương

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng xương khớp cũng như ngăn ngừa bệnh loãng xương ngay từ ban đầu. Dưới đây là những dưỡng chất cần thiết cho người bệnh loãng xương:

Protein (Đạm)

Lượng protein bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của từng lứa tuổi, không thiếu hay thừa.

Nếu thiếu đạm, xương sẽ ngừng tái tạo, cấu trúc xương bị thay đổi và làm giảm lượng canxi trong máu. Ngược lại, nếu dư thừa đạm sẽ làm cho canxi bị đào thải qua thận, làm tăng nguy cơ gãy xương.

Các thực phẩm giàu protein từ thực vật được các chuyên gia khuyên dùng như đậu phụ, giá đỗ, sữa đậu nành,…

Vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cho xương khớp.

Bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, bạn có thể hấp thụ đủ lượng vitamin D trong một ngày bằng việc cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Ăn Chay Đúng Cách Tránh Loãng Xương

Canxi

Canxi là dưỡng chất rất quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe.

Canxi có trong rất nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên không phải thực phẩm nào giàu canxi cũng phù hợp cho người loãng xương. 

Dưới đây là một số thực phẩm phổ biến được các chuyên gia công nhận rất tốt cho cho bệnh nhân loãng xương:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bánh flan,… là những thực phẩm chứa hàm lượng canxi rất cao. Người bệnh nên bổ sung 500 – 1000ml sữa mỗi ngày.
  • Các loại đậu: đậu rất tốt cho xương khớp, không chỉ cung cấp canxi mà còn chứa hàm lượng protein rất cao.
  • Ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc: chứa một lượng lớn canxi, tuy nhiên nó khó đồng hóa với phospho và magie hơn so với đậu.
  • Cá hộp: có hàm lượng canxi cao, tương quan thích hợp với magie và phospho.
  • Tôm, cua, ghẹ: vỏ của các loại hải sản này sẽ cung cấp nguồn canxi dồi dào cho cơ thể người bệnh.
Các loại thực phẩm giàu canxi
Các loại thực phẩm giàu canxi

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin về những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loãng xương, hãy để lại bình luận bên dưới, chuabenhkhop sẽ giải đáp thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí. 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button