Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nguy Hiểm Không?

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở nước ta đang ngày một gia tăng đáng kể. Bệnh gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

1. Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, được bao bọc xung quanh bởi một lớp vỏ, chứa nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo và giúp cột sống chuyển động linh hoạt hơn. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ các dây thần kinh đi qua cột sống và đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu do bao xơ bị rách, làm chèn ép các rễ thần kinh xung quanh gây đau nhức, tê bì. Thường thì đốt sống cổ và cột sống thắt lưng là có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao nhất, bởi 2 vị trí này là nơi chịu nhiều ảnh hưởng và tác động từ con người.

2. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có 4 giai đoạn bệnh lý, đó là:

Giai đoạn 1: Phình đĩa đệm

Ở giai đoạn 1, người bệnh thường rất khó nhận biết các dấu hiệu bệnh. Lúc này, bao xơ vẫn bình thường, tuy nhiên nhân nhầy bắt đầu có xu hướng bị biến dạng làm đĩa đệm bị phình ra, khiến các chức năng đĩa đệm suy giảm. Về sau, đĩa đệm sẽ ngày một to hơn chèn ép qua các rễ thần kinh gây đau nhức âm ỉ.

Giai đoạn 2: Lồi đĩa đệm

Ở giai đoạn này, bao xơ có dấu hiệu yếu dần đi và bị rách 1 phần. Tuy nhiên, nhân nhầy vẫn chưa thoát ra ngoài mà hình thành ổ lồi khu trú gây ra tình trạng đau lưng cục bộ. Cơn đau thường bắt đầu từ khu vực lưng dưới rồi lan xuống vùng hông và hai chân. Lồi đĩa đệm có thể ảnh hưởng từ một hoặc nhiều đĩa đệm cùng một lúc.

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Lúc này, bao xơ bị đứt rách hoàn toàn, tổ chức nhân nhầy và tổ chức đĩa đệm sẽ tràn ra ngoài khoang đốt sống theo một khối liên kết với nhau. Các rễ thần kinh bị chèn ép làm xuất hiện các cơn đau dữ dội, tê bì, nhói, chuột rút, mệt mỏi, hạn chế vận động. 

Đây là giai đoạn tương đối nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy cần phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất đối với người bệnh. Lúc này nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ và rạn rách nặng ở nhiều phía. Tạo điều kiện cho nhân nhầy tràn ra ngoài, chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Khi đó, người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau thắt dữ dội và thường xuyên, thậm chí bị teo cơ, liệt cơ, mất chức năng kiểm soát đi tiểu, đại tiện, mất khả năng vận động, tàn phế.

Thoát vị đĩa đệm bao gồm 4 giai đoạn bệnh lý
Thoát vị đĩa đệm bao gồm 4 giai đoạn bệnh lý

Đọc thêm: Những Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Loãng Xương Bạn Cần Biết

3. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu chủ quan và không có biện pháp chữa trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không phần lớn là do bản thân của người bệnh. Nếu từ ngay giai đoạn 1, khi bao xơ còn trạng thái bình thường, các triệu chứng xuất hiện chưa rõ ràng thì việc điều trị hoàn toàn không có gì lo ngại. Chỉ cần áp dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc cũng có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà thì tỷ lệ thành công là rất cao.

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân do chủ quan, mà bỏ qua 2 giai đoạn đầu khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Tổn thương hệ thần kinh

Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của thoát vị đĩa đệm. Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên rất dễ bị những thương tổn gây đau nhức vùng thắt lưng, sau đó lan xuống tay chân, đau mạnh mỗi khi vận động. 

Teo cơ

Nhân nhầy tràn ra ngoài không chỉ chèn ép các rễ thần kinh mà còn chèn ép lên các mạch máu khiến máu không lưu thông được đến các cơ. Khi đó, cơ sẽ bị teo dần do không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Teo cơ không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của người bệnh. 

Rối loạn cảm giác

Hệ thần kinh bị tổn thương khiến các vùng da tương ứng dưới rễ thần kinh bị rối loạn cảm giác. Tức là người bệnh sẽ cảm thấy nóng lạnh thất thường, mất đi cảm giác tê bì tay chân…

Rối loạn bài tiết

Nguyên nhân gây rối loạn bài tiết là do các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép. Việc này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu do thói quen đi đại tiện bị thay đổi, bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như: không tự chủ được tiểu tiện, buồn tiểu nhiều lần trong ngày, dễ bị rò rỉ nước tiểu mỗi khi ho hoặc hắt hơi,… 

Rối loạn bài tiết do thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh
Rối loạn bài tiết do thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

 Gây liệt tàn phế

Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất do thoát vị đĩa đệm gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động. Lúc này, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng đi lại, nằm một chỗ. Chính vì vậy, việc phát hiện và chữa trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

4. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Massage

Đây là phương pháp tương đối đơn giản, điều trị các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Đầu tiên, người bệnh tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng theo hình tròn dọc từ vùng thắt lưng xuống mông khoảng 3 lần, sau đó massage di chuyển qua các khu vực bị đau nhức tương tự như trên. Ban đầu, người bệnh nên tác dụng một lực tay nhẹ để cơ thể nóng dần lên và quen dần rồi mới tăng từ từ lực tay lên..

Chườm nhiệt

– Chườm nóng: có tác dụng làm giãn cơ, giảm sự chèn ép lên các cơ và rễ thần kinh, cải thiện tình trạng đau nhức rõ rệt.

– Cách thực hiện :

Đầu tiên, người bệnh cần chuẩn bị túi chườm. Sau đó, đặt túi chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong vòng 15 – 20 phút.

  • Lưu ý: Không nên chườm nước quá nóng (<70 độ C) 

– Chườm lạnh: có tác dụng giảm sưng, giảm đau hiệu quả, kháng viêm tốt.Tuy nhiên, người bệnh không nên chườm lạnh quá lâu vì có thể gây ra hiện tượng cơ cứng, mà chỉ nên chườm trong vòng 10 – 15 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Phương pháp này không những an toàn cho người bệnh, chi phí thấp mà còn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị túi mỏng
  • Lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó, vớt lên, để ráo nước
  • Cho lá lốt vào chảo rang nóng cùng một chút muối hạt, sau đó cho vào túi mỏng đã chuẩn bị
  • Đắp trực tiếp lên vùng bị đau

Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Lá lốt có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt
Lá lốt có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt

Bài viết trên đã trả lời tất tần tật về câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị sớm nhằm tránh để lại các biến chứng nguy hiểm sau này, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button