Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý nguy hiểm của xương khớp. Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh hoạt và làm việc của con người. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin tình trạng bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Cột sống cổ con người được cấu thành bởi 7 đốt sống C1 – C7 xếp chồng lên nhau và nối liền nhau bằng đĩa đệm. Cột sống cổ được chia thành 2 phần:
– Phần trên: gồm đốt sống C1 và C2 có vai trò nâng đỡ cổ và làm trụ cột.
– Phần dưới: từ đốt sống C4 – C7 có vai trò thực hiện chức năng chuyển động.
Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh hoặc tủy sống cổ. Nếu nhẹ người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức, tê bì tay… nếu nặng có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào, tuy nhiên, C5 và C6 là 2 đốt có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ
Tuổi tác
Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh khó tránh khỏi khi về già. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình lão hóa các khớp xương, khiến xương dần bị thoái hóa và suy yếu đi. Lúc này, đĩa đệm cũng không còn đảm bảo được các chức năng như trước. Chính vì vậy, khi những áp lực từ các đốt sống cổ đè lên, đĩa đệm sẽ bị tổn thương và làm rách bao xơ, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm
Bẩm sinh, di truyền
Khi một trong những người có quan hệ cận huyết (ông, bà, bố, mẹ) có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì nguy cơ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là rất cao.
Ngoài ra, đối với những người mắc các bệnh lý bẩm sinh như: gù lưng, thoái hóa cột sống, dị dạng đốt sống cổ… cũng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.
Hoạt động sai tư thế
Sai tư thế thường xảy ra trong quá trình sinh hoạt của con người, có thể là do những nguyên nhân sau:
- Tính chất công việc: thường xuyên khiêng vác vật nặng, cúi gập người, ngồi một chỗ làm việc quá lâu mà không đổi tư thế, ngồi chúi cổ về phía trước, ngủ gục trên bàn làm việc…
- Ngủ sai tư thế: nằm gối quá cao, gối quá cứng, co gập người khi ngủ, nằm nghiêng cổ sang 1 bên…
Chấn thương
Những chấn thương do bị va đập trong quá trình lao động, tai nạn giao thông.. khiến các đốt sống cổ phải chịu một lực tác động lớn, đột ngột làm đĩa đệm bị tổn thương hoặc nứt vỡ.
3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
Teo cơ
Khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy sẽ tràn ra ngoài làm chèn ép các rễ thần kinh xung quanh, khiến cơ bị suy giảm chức năng, về lâu về dài sẽ làm teo cơ tay chân
Tàn phế suốt đời
Việc các rễ thần kinh bị chèn ép làm ống sống cổ bị hẹp lại. Từ đó gây liệt chi dưới vĩnh viễn, không còn khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống con người.
Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là hậu quả của việc các rễ thần kinh tủy cổ bị chèn ép. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như: đau đầu, chóng mặt, ù tai, đôi khi đau ở phần hốc mắt, cảm giác mắt mờ từng cơn, đỏ mặt đột ngột, vã mồ hôi, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ…
Rối loạn đại tiểu tiện
Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh sẽ không tự chủ được trong việc đại tiện. Nguyên nhân là do nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh tọa. Biểu hiện rõ nhất bệnh này là: cảm giác mắc tiểu đột ngột, đi vệ sinh liên tục, rò rỉ nước tiểu ngẫu nhiên…
Đọc thêm: Cách Phòng Ngừa Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi
4. Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý không những tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm sau đây:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa nước, sữa bột, sữa chua, phô mai, bơ…Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như váng sữa, kem tươi, các món ăn chứa nhiều phô mai, bơ…Vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì khiến tình trạng xương khớp ngày càng diễn biến nặng
- Rau xanh: Trong rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Một số rau xanh tốt cho xương khớp như: giá đỗ, bắp cải, rau bina, khoai tây, cà chua…
- Thực phẩm giàu vitamin C: đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, ớt chuông…Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mỗi ngày nên cung cấp khoảng 100g trái cây các loại để cung cấp đủ hàm lượng vitamin C.
- Thực phẩm giàu Omega-3: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch…Omega-3 có khả năng hình thành collagen, từ đó giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp.
Tập thể dục
Luyện tập thể dục thường xuyên là một trong những biện pháp không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Một số bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cổ như: bài tập thả lỏng cơ cổ, bài tập căng cổ sang 2 bên, bài tập kéo giãn hai bên cổ, ngồi vặn mình… Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh xảy ra sự cố không mong muốn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng các loại thuốc giảm đau là một trong những biện pháp tạm thời được nhiều người sử dụng nhất, có tác dụng xoa dịu cơn đau ngay tức thì. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau, vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,…Thường thì những bệnh nhân có tình trạng bệnh còn nhẹ, sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp (paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ hoặc tiêm steroid)
Vật lý trị liệu
Đây được xem là phương pháp phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ an toàn, có tác dụng phục hồi các chức năng đĩa đệm, giảm đau hiệu quả. Với sự tiến bộ của y học và phát triển công nghệ máy móc hiện đại mà việc điều trị bằng vật lý trị liệu ngày càng hiệu quả hơn với những kỹ thuật chữa trị như: nước, không khí, nhiệt độ, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục – thể thao, đi bộ, dưỡng sinh.
Phẫu thuật
Nếu tình trạng bệnh ngày càng diễn biến nghiêm trọng và những phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả thì người bệnh nên tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay, đó là:
- Thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ: Tuy đây là một trong những kỹ thuật mới nhưng tương đối an toàn và hiệu quả cho người bệnh. Với những ưu điểm vượt trội như: giảm nguy cơ thoái hóa các đĩa đệm lân cận, ngăn chặn các nguy cơ biến chứng, nhanh phục hồi sau phẫu thuật.
- Cắt đĩa đệm vi nội soi xâm lấn tối thiểu: đối với phương pháp này có ưu điểm là ít gây tổn thương cơ hơn so với phương pháp cắt đĩa đệm truyền thống. Bác sĩ sẽ rạch một đường rất nhỏ phía sau gáy, sau đó tiến hành nội soi và cắt bỏ phần đĩa đệm bị tổn thương.
- Lấy nhân đĩa đệm: hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhờ sử dụng kính vi phẫu thuật. Việc này giúp bác sĩ quan sát rõ được tủy sống, các tĩnh mạch quanh màng cứng, nhân đệm và các rễ thần kinh mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Đặc biệt, chỉ sau 24 tiếng mổ là bệnh nhân có thể đứng dậy đi lại bình thường và au 3 – 4 ngày đã có thể xuất viện.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị sớm nhằm tránh để lại các biến chứng nguy hiểm sau này, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com