Đau Nhức Xương Khớp Sau Sinh Là Gì?

Đau nhức xương khớp sau sinh là gì

Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ, đặc biệt là đau lưng và đau đầu gối. Nguyên nhân có thể là do những biến đổi của cơ thể như tăng nồng độ estrogen, áp lực khi mang thai lên vùng xương chậu, đầu gối… kéo dài liên tục. Mặc dù, tình trạng này không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không được kiểm soát tốt, rất dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh đau nhức xương khớp sau sinh qua bài viết dưới đây nhé!

Đau nhức xương khớp sau sinh là gì
Đau nhức xương khớp sau sinh là gì

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp sau sinh ở phụ nữ

Phụ nữ thường mắc bệnh đau nhức xương khớp sau sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Tiểu sử mắc bệnh xương khớp

Đối với những phụ nữ có tiền sử từng mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa cột sống, viêm khớp, chấn thương dây chằng… thì phần lớn đều sẽ gặp phải các triệu chứng đau nhức. Nguyên nhân là do sự suy giảm hệ miễn dịch trong thời kỳ mang thai đã tạo điều kiện cho các vấn đề bệnh lý có cơ hội tấn công vào cơ thể. Tuy nhiên, không nên xem thường việc này vì một số phụ nữ khác cho biết rằng tình trạng bệnh của họ còn nghiêm trọng hơn lúc trước rất nhiều.

Thiếu chất dinh dưỡng

Vào thời kỳ mang thai, nhất là vào thời điểm thai nhi đang phát triển, cơ thể người mẹ phải cung cấp hết chất dinh dưỡng cho em bé nên dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt canxi. Nồng độ canxi thấp khiến các khớp xương dần suy yếu dẫn đến các biểu hiện đau nhức xương khớp sau sinh, đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương, suy giảm các chức năng hệ xương khớp.

Không chỉ có canxi, mà các chất dinh dưỡng khác như vitamin D, sắt, magie… cũng thường bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng nhức mỏi đầu gối, tê mỏi tứ chi, đau thắt lưng…

Tăng cân trong thời kỳ mang thai

Tình trạng tăng cân ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai là điều không thể tránh khỏi. Chính vì tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn đã làm gia tăng áp lực lên cấu trúc xương khớp đột ngột, nhất là khớp gối và khớp chậu. Do vậy, thường 2 khớp này có nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp sau sinh rất cao.

Tăng cân trong thời kì mang thai làm gia tăng áp lực lên khớp xương
Tăng cân trong thời kì mang thai làm gia tăng áp lực lên khớp xương

Nồng độ hormone thay đổi

Khi mang thai, phụ nữ sẽ phải đối mặt với những sự biến đổi trong cơ thể, chẳng hạn như: nồng độ estrogen tăng đột ngột tạo áp lực lên cấu trúc xương khớp làm hoạt động các khớp bị cản trở và bị tắc nghẽn. Do đó, người mẹ sẽ cảm thấy đau nhức, kéo dài âm ỉ, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Cột sống bị tổn thương khi mang thai

Trong thời kỳ thai nhi phát triển, cột sống của người mẹ sẽ bị cong một cách bất thường do sức ép từ thai nhi lên đốt sống thắt lưng, từ đó ảnh hưởng đến dây chằng, rễ thần kinh và các cơ ở xung quanh.

Tư thế sai trong sinh hoạt

Trong khoảng thời gian đầu sau khi sinh, người mẹ phải thường xuyên chăm và cho con bú. Khi đó, họ thường phải đứng nhiều, ngồi khom lưng, gập duỗi khớp gối thường xuyên để nâng em bé, xoay vặn cơ thể quá mức mỗi khi cho con bú. Điều này khiến cho hệ xương khớp bị mất ổn định, gây ra các cơn đau nhức.

Theo quan niệm y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, phụ nữ sau sinh thường suy nhược cơ thể do tổn thương khí huyết quá nhiều. Lúc này, cần chú trọng vào việc giữ ấm cơ thể, không cho gió lạnh xâm nhập vào cơ thể tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tình trạng đau nhức xương khớp.

Đây chính là lý do vì sao sau khi sinh, phụ nữ thường chỉ ở trong phòng và không được đi chân không mỗi khi vận động.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Gìa Đau Khớp Gối Đúng Cách

Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng chung hầu hết các chị em phụ nữ nên mức độ nguy hiểm không cao. Khoảng thời gian đầu từ 6 – 8 tuần, người mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi do cơn đau nhức gây ra. Nhưng sau đó, người mẹ sẽ cải thiện dần những triệu chứng này nếu biết cách xây dựng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

Tuy nhiên, người mẹ không nên quá chủ quan vì có nhiều trường hợp cơn đau nhức kéo dài 4 – 6 tháng. Nếu không được điều trị sớm, về lâu về dài sẽ dễ mắc các bệnh lý xương khớp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp sau sinh an toàn, hiệu quả

Tập luyện thể dục

Không chỉ tập thể dục trong giai đoạn sau khi sinh mà ở giai đoạn mang thai cũng nên tập luyện thường xuyên để giảm bớt tình trạng đau nhức.

Sau khi sinh khoảng 6-8 tuần, sức khỏe đã dần phục hồi, nếu không thể đến các phòng tập luyện thì có thể thực hiện các thao tác đơn giản tại nhà: yoga, đi bộ, aerobic… để xương khớp được phục hồi tốt hơn.

Tập luyện thể dục để giảm bớt tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh
Tập luyện thể dục để giảm bớt tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bên cạnh tập luyện thể dục thường xuyên, người mẹ cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, để tốt cho hệ xương khớp nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều canxi và vitamin D (đậu nành, bông cải xanh…), thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá trích, cá thu…), thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin…

Chú ý tư thế khi chăm bé

Trong quá trình chăm sóc em bé, người mẹ cũng nên chú ý đến tư thế của mình không nên xoay vặn cơ thể quá mức, khi ngồi nên thẳng lưng kể cả khi cho bé bú bình hoặc tắm rửa, vệ sinh. Không nâng em bé từ vị trí quá thấp vì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối đồng thời giảm thời gian bế em bé trên tay để các khớp tay được thư giãn và nghỉ ngơi.

Chườm muối

Đối với phương pháp này, người mẹ nên dùng muối biển để thực hiện, không nên dùng muối ăn. Bởi trong muối biển có chứa nhiều khoáng chất giúp cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

Dùng một chén muối biển, đổ vào chảo nóng rang trong vòng 5 – 10 phút để muối nóng lên. Dùng khăn bọc muối lại và chườm lên chỗ đau. Kiên trì sử dụng một thời gian, sẽ thấy cảm giác đau nhức xương khớp giảm đi hẳn.

Xoa bóp rượu gừng

Đây là bài thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp sau sinh được nhiều người áp dụng. Gừng có tính ấm, có tác dụng giảm đau, giảm viêm, lưu thông huyết mạch, tán hàn…

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch củ gừng, cắt lát rồi đập dập ra

Bước 2: Cho thêm rượu trắng vào ngâm. Nếu muốn sử dụng ngay, có thể ngâm 1 -2 ngày, tuy nhiên muốn đạt hiệu quả cao có thể ngâm trong vòng 2 – 3 tháng

Bước 3: Thoa rượu gừng lên vùng khớp bị đau (không bôi lên vết thương hở)

Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt

Xoa bóp rượu gừng giúp cải thiện đau nhức xương khớp sau sinh hiệu quả
Xoa bóp rượu gừng giúp cải thiện đau nhức xương khớp sau sinh hiệu quả

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến của chị em phụ nữ, có mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên, không nên xem thường khi gặp phải tình trạng này.

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button