Thoái hóa cột sống là bệnh lý không còn xa lạ đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc căn bệnh này có xu hướng tăng cao do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học dẫn đến quá trình thoái hóa được đẩy nhanh. Vậy thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng chuabenhkhop tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tổng quan về thoái hóa cột sống
Cấu tạo của cột sống
Cột sống hay xương sống được xem là trụ cột của cơ thể. Nó là một dãy xương dài được cấu thành từ 33 đến 35 đốt sống nối liền từ nền sọ đến xương chậu.
Cột sống được chia thành ba khu vực: Cổ, ngực, và thắt lưng. Ba vùng này là ba đường cong tự nhiên, tạo thành hình chữ S cho cột sống. Mỗi khu vực có cấu tạo và chức năng riêng biệt.
- Đốt sống cổ: Là phần trên cùng của cột sống, gồm 7 cột, được đánh số từ C1 đến C7. Đường cong của cột sống cổ có hình giống chữ C, được gọi là đường cong lordotic, giúp cổ cử động được linh hoạt.
- Đốt sống ngực: Là phần đốt nối tiếp với C7, gồm 12 đốt sống, được đánh số từ T1 – T12 ở trong phần ngực, gắn với các xương sườn. Đường cong của cột sống ngực uốn cong ra ngoài, được gọi là đường cong kyphotic.
- Đốt sống thắt lưng: Đây là vị trí có đốt sống lớn nhất. Gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 – L5 (ở một số người có 6 đốt sống lưng). Cột sống thắt lưng nối liền với xương cùng và xương cụt. Đường cong của cột sống thắt lưng uốn cong vào trong, gọi là đường cong lordotic.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý xương khớp mãn tính, nó là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Thoái hóa cột sống được hình thành khi các đốt sống và đĩa đệm bị suy yếu gây viêm, xơ hóa, sụn khớp bị bào mòn, hư hại và hình thành các đầu gai ở đốt sống… Bệnh gây đau nhức và cản trở các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Độ tuổi thường xuất hiện bệnh thoái hóa khớp là những người trên 35 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa khi tỉ lệ người trẻ mắc thoái hóa cột sống ngày càng tăng cao.
Thoái hóa cột sống có mấy loại?
Có bốn loại thoái hóa cột sống: Thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng giữa, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa sụn khớp. Trong đó hai loại phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Thường diễn ra nhất ở các đốt C5, C6, C7. Bệnh hình thành khi các khớp vùng cổ bị hư hại, các đĩa đệm, bao hoạt dịch, dây chằng xuất hiện hiện tượng thoái hóa, gây đau vùng cổ, nhất là khi thực hiện các vận động như nghiêng, xoay đầu.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là vị trí dễ bị thoái hóa nhất do chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Các gai xương hình thành ở đốt sống tạo nên cảm giác đau khi người bệnh vận động. Thoái hóa cột sống thắt lưng diễn ra phổ biến nhất ở các đốt L4 đến L5.
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống
Lão hóa
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng thoái hóa xương khớp. Cột sống của chúng ta vừa phát triển vừa lão hóa. Khi bước qua tuổi 35, quá trình lão hóa của xương khớp sẽ diễn ra nhanh hơn quá trình phát triển, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém đi, lâu ngày dẫn đến xương bị suy yếu gây ra thoái hóa.
Tốc độ lão hóa của mỗi người sẽ khác nhau, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như ăn uống, thói quen sinh hoạt của mỗi người.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống. Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ và không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp, gây hạn chế khả năng tái tạo và phục hồi xương.
Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có khả năng gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Khi trọng lượng của cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực trực tiếp lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống. Việc chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương cho sụn và xương dưới sụn.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… cũng sẽ phá hủy sụn khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Tính chất công việc
Đối với những công việc phải thường xuyên mang vác vật nặng trong thời gian dài sẽ làm cho xương cột sống bị tổn thương và suy yếu, dễ gây nên tình trạng thoái hóa.
Ngoài ra, dân văn phòng cũng là đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và ngồi làm việc sai tư thế.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống
Tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí thoái hóa mà người mỗi bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
- Thường xuyên đau mỏi vùng vai gáy.
- Đau âm ỉ kéo dài liên lục.
- Cơn đau lan xuống hai bên bả vai.
- Xuất hiện hiện tượng cứng cổ khi vừa mới ngủ dậy.
- Đau nửa đầu.
- Khó khăn khi vận động vùng cổ.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng
- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng thắt lưng
- Cơn đau lan xuống vùng hông, mông và chân
- Xuất hiện các cơn đau khi di chuyển bất ngờ
- Cứng vùng lưng khi vừa thức dậy vào buổi sáng
- Khả năng phối hợp giữa tay và chân kém
- Xuất hiện những cơn đau và co thắt cơ bắp
- Đau đầu
- Đi lại khó khăn do mất thăng bằng
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Thoái Hóa Cột Sống Lưng
Điều trị thoái hóa cột sống
Điều trị sử dụng thuốc
Tây y
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống như: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid… có tác dụng chống viêm và giảm các cơn đau nhanh chóng. Trong trường hợp các cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm thuốc giảm đau vào khu vực quanh cột sống.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ tạm thời. Người bệnh sẽ phải phụ thuộc nhiều vào thuốc và có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Đông y
Thuốc Đông y là một phương pháp điều trị an toàn và lành tính. Một số vị thảo dược có công năng điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả như: Đỗ trọng, bạch thược, độc hoạt, tang ký sinh, đương quy, tần giao, khương hoạt,… Không chỉ tập trung vào việc giảm các triệu chứng, các vị thuốc trên còn có khả năng khôi phục các tổn thương của sụn khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa phát triển.
Do dược tính trong các loại thảo dược thấp nên mang lại kết quả chậm hơn so với thuốc Tây. Người bệnh cần kiên trì khi sử dụng phương pháp này.
Điều trị không sử dụng thuốc
Đối với tình trạng thoái hóa cột sống nhẹ, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên sử dụng các phương pháp điều trị thay thế, không dùng thuốc như: xoa bóp, châm cứu, chườm nóng, chườm lạnh, kích điện, nắn chỉnh cột sống… Các phương pháp trên giúp người bệnh giảm các triệu chứng từ nhẹ đến vừa, không có tác dụng điều trị dứt điểm.
Đối với tình trạng thoái hóa cột sống nặng hoặc đã biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống… người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật cột sống.
Thoái hóa cột sống tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế suốt đời cho người bệnh. Chính vì thế việc bổ sung những kiến thức về thoái hóa cột sống là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh là hết sức cần thiết.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoái hóa cột sống hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Chuabenhkhop sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com