Tay là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất trên cơ thể. Khi các khớp ngón tay của bạn xuất hiện tình trạng đau nhức bất chợt, thông thường bạn sẽ bỏ qua nó. Nhưng đây có thể là hồi chuông báo động cho các bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác. Vậy đau khớp ngón tay là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bệnh đau khớp ngón tay là gì?
Một bàn tay được cấu tạo từ 27 chiếc xương. Trong đó, khối xương cổ tay gồm 8 xương, lòng bàn tay có 5 xương dài và 5 ngón tay có tổng cộng 14 chiếc xương. Mỗi xương lòng bàn tay sẽ nối liền với một ngón tay. Điểm nối này là các khớp bàn tay, nó có công năng như một bản lề giúp tay của chúng ta có thể hoạt động linh hoạt như cầm, nắm, duỗi thẳng ngón hay gập ngón tay lại.
Mỗi ngón tay sẽ có 3 đốt xương, gồm: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương bàn tay đi xuống. Riêng ngón cái chỉ có hai đốt: đốt gần và đốt xa.
Điểm nối giữa các đốt ngón tay được gọi là khớp ngón tay. Cũng giống như các khớp khác trên cơ thể, chúng được cấu thành từ sụn, dây chằng, gân, bao hoạt dịch, màng hoạt dịch và dịch khớp. Tất cả các cấu trúc này đều có khả năng bị kích ứng hoặc viêm, từ đó gây ra các cơn đau khớp ngón tay.
Đau khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào và có thể đau một ngón hoặc nhiều ngón cùng lúc. Giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, xuất hiện đột ngột khi người bệnh thực hiện các hoạt động cầm, nắm,… Lâu dần, mức độ đau ngày càng tăng, các cơn đau dữ dội xuất hiện thường xuyên, thậm chí cả lúc người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn và gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay
Chấn thương khớp ngón tay
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các cơn đau khớp ngón tay.
Cấu trúc xương bàn tay của chúng ta rất mỏng nên đây là vị trí rất dễ bị chấn thương khi gặp phải các va chạm, té ngã trong quá trình lao động hoặc chơi thể thao.
Những chấn thương dẫn đến đau khớp ngón tay thường gặp:
- Ngón tay bị va đập mạnh
- Bong gân
- Trật khớp ngón tay
- Gãy xương ngón tay
- Cơ hoặc gân bị căng cứng do các hoạt động lặp đi lặp lại trong một thời gian dài
Tùy thuộc vào nguyên nhân chấn thương và mức độ đau sẽ có những cách điều trị đau khớp ngón tay phù hợp.
Đối với các cơn đau nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp như: nghỉ ngơi hợp lý, chườm đá hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Trường hợp chấn thương nghiêm trọng hoặc các cơn đau không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp trên, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế sớm nhất để được điều trị kịp thời.
Thoái hóa khớp ngón tay
Thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng sụn ở giữa hai đầu khớp ngón tay bị bào mòn, đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau gây đau nhức. Tình trạng này thường gặp nhất ở các khớp đầu và khớp giữa của ngón tay, ngoài ra còn có khớp ở gốc ngón cái.
Thoái hóa là quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, do đó đau khớp ngón tay do thoái hóa khớp sẽ trong thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm bằng các phương pháp:
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng với cường độ vừa phải để giảm căng khớp
- Tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động
- Sử dụng các loại thuốc điều trị có kê đơn hoặc không kê đơn
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp, khung để cố định các khớp ngón tay
- Can thiệp phẫu thuật nếu các khớp bị tổn thương nghiêm trọng
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến phản ứng viêm tại những mô mềm xung quanh khớp và khiến niêm mạc mỏng xung quanh khớp bị dày lên, gây đau, sưng tấy hoặc cứng khớp,…
Viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, nên nó có thể gây tổn thương đến cả hai vị trí khớp giống nhau trên cơ thể, ví dụ: đau cả hai khớp bàn tay, đau cả khớp ngón tay,…
Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để ngăn ngừa tổn thương, kiểm soát các cơn đau và giảm nguy cơ biến dạng khớp:
- Sử dụng các loại thuốc chống viêm và giảm đau
- Tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ
- Phẫu thuật
Gout
Gout là một dạng viêm khớp phức tạp, xảy ra khi cơ thể chuyển hóa axit uric không đúng cách, từ đó hình thành các tinh thể urat tích tụ tại các khớp.
Gout ở các khớp ngón tay sẽ gây cho người bệnh những cơn đau nhức dữ dội, nóng và sưng tấy khớp ngón tay, da bong tróc, căng da, xuất hiện những vết đỏ hoặc tím tái ở ngón tay.
Hiện tay đã có nhiều loại thuốc điều trị bệnh gout hiệu quả, giúp giảm tình trạng viêm, đau ở các khớp, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng trong tương lai.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: hội chứng ống cổ tay, loãng xương, u nang,… cũng có thể gây ra các cơn đau khớp ngón tay.
Đau khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Đau khớp ngón tay tưởng chừng không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Một số biến chứng nguy hiểm do đau khớp ngón tay kéo dài có thể kể đến như:
- Biến dạng các khớp ngón tay.
- Hỏng hoặc hoại tử các đốt tay. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử, dẫn đến cụt chi.
- Mất khả năng vận động các ngón tay tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Vi khuẩn ở các khớp viêm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm: Đau Khớp Ngón Chân Có Nguy Hiểm Không?
Phòng tránh đau khớp ngón tay
Bệnh đau khớp ngón tay có thể phòng tránh được bằng việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hằng ngày như:
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp như: canxi, omega-3, các loại vitamin,…
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc, đặc biệt là đối với các công việc mang tính chất lập đi lập lại thường xuyên như đánh máy vi tính, vẽ tranh,…
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ để bảo vệ các ngón tay trong quá trình làm việc và sinh hoạt.
- Tập những bài tập tốt cho hoạt động của tay, giúp cho các khớp ngón tay được linh hoạt và hạn chế các chấn thương.
- Ngâm tay với nước ấm trước khi ngủ để các khớp được thư giãn, máu huyết được lưu thông. Từ đó giảm tình trạng cứng khớp vào buổi sáng
Đau khớp ngón tay ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hằng ngày, gây ra các khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về bệnh đau khớp ngón tay là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh đau khớp ngón tay, hãy để lại bình luận bên dưới, chuabenhkhop sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com