Viêm xương khớp của thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh, là căn bệnh phổ biến nhất trong các vấn đề về xương khớp. Bệnh diễn biến một cách âm thầm đến khi trở nặng thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên việc tìm hiểu về 4 giai đoạn của bệnh viêm khớp sẽ giúp cho chúng ta phòng ngừa bệnh một cách chủ động hơn, nhằm kiểm soát bệnh được tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị hư hỏng, hoặc bị bào mòn dẫn đến các đốt xương dưới sụn ma sát vào nhau. Tình trạng này kéo dài khiến các cơn đau xuất hiện, sưng đỏ và thậm chí là mất khả năng vận động. Lâu dài có thể mất đi hình dạng ban đầu ở các khớp.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp được cho là do:
- Tuổi tác: quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn khi tuổi của bạn càng cao, điều này khiến các sụn khớp dễ bị bào mòn và hư hại hơn.
- Cân nặng: khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên các khớp, lâu dài khiến sụn khớp bị phá hủy nên rất dễ gặp các vấn đề về xương khớp.
- Giới tính: nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn nam giới cùng độ tuổi.
- Chấn thương: những chấn thương ở các khớp và các vùng lân cận sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sẽ cao hơn.
- Bệnh lý khác: những bệnh như viêm khớp dạng thấp, rối loạn hormone tăng trưởng… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp.
4 giai đoạn của bệnh viêm khớp không nên bỏ qua
Tuy rằng bệnh viêm khớp diễn ra một cách âm thầm và rất khó để phát hiện, nhưng những biến chứng mà bệnh gây ra là rất nặng nề và vô cùng nguy hiểm. Nên việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế đi những biến chứng, phục hồi các chức năng một cách tốt nhất.
Giai đoạn 1: Không rõ ràng
Thông thường, ở giai đoạn này người bệnh sẽ khó để cảm nhận được những cơn đau. Mà khi hoạt động mạnh hay ngồi xổm đứng dậy người bệnh mới cảm thấy các cơn đau nhẹ. Giai đoạn này mức độ tổn thương của sụn khớp là rất thấp, khoảng 10% lớp sụn bị bào mòn.
Điều trị: Với các bài tập hỗ trợ cho xương khớp đều có lợi ở giai đoạn này, ăn uống đầy đủ chất, duy trì cân nặng phù hợp thì sẽ kiểm soát được bệnh ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ
Người bệnh thường sẽ chủ quan ở giai đoạn này, do biểu hiện bệnh là không rõ ràng khi chỉ có các cơn đau nhức nhẹ thoáng qua.
Khi thực hiện chụp X-quang thì bạn sẽ thấy khe khớp hẹp lại, lớp sụn bắt đầu bị bào mòn và mỏng dần, xuất hiện những gai xương nhỏ. Cho nên những triệu chứng đau mỏi ở các khớp khi vận động hoặc làm việc quá sức sẽ xuất hiện nhiều hơn, và thường thoáng qua chứ không đau nhức dữ dội.
Với những triệu chứng như trên, thì người bệnh không nên chủ quan mà đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.
Điều trị: Người bệnh cần giảm cân để giảm tải áp lực lên các khớp xương, rèn luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với thuốc giảm đau hoặc có thể dùng nẹp đầu gối để phân tán lực sang các khu vực khác.
Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét
Tới giai đoạn này, các dấu hiệu bắt đầu rõ nét hơn nhiều so với giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Ở giai đoạn này các lớp sụn bị bào mòn nặng cũng như nứt vỡ, xương bắt đầu lộ ra dẫn đến các đầu xương cọ xát vào nhau, khi đó các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, gây ra các phản ứng viêm, màng hoạt dịch tiết ra nhiều hơn dẫn đến khớp bị sưng phồng (tràn dịch khớp gối).
Các cơn đau sẽ cảm nhận được rõ hơn thông qua các hoạt động hằng ngày, tình trạng cứng khớp sẽ xuất hiện sau mỗi buổi sáng thức dậy gây khó khăn trong quá trình di chuyển.
Điều trị: Giai đoạn này các loại thuốc hầu như không còn tác dụng, nên các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh tiêm chất nhờn Cortisone hoặc Axit Hyaluronic giúp bôi trơn khớp, hạn chế các cơn đau. Những vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thực tế cho thấy, tiêm chất nhờn cho khớp không có tác dụng ngay lập tức mà phải mất đến vài tuần để người bệnh cảm thấy sự hiệu quả và mất đến vài tháng mới hoàn thành điều trị.
Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng
Lúc này sụn khớp đã bị bào mòn và hư hỏng nặng, đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Sụn khớp đã bị bong tróc lên tới 60%, các đầu xương bắt đầu lộ ra và ma sát với nhau do chất nhờn để bôi trơn tiết ra bị giảm dần.
Trong giai đoạn này, người bệnh phải chịu các cơn đau nhức dữ dội, các hoạt động hằng ngày đều bị ngưng trệ do khả năng đi lại gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biến dạng khớp, lệch trục khớp…
Điều trị: Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp giảm thiểu những hậu quả viêm khớp ở giai đoạn cuối
- Phẫu thuật tái tạo xương (phẫu thuật cắt xương): các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt xương trên hoặc dưới đầu gối để rút ngắn đầu xương, tránh đi sự cọ xát. Phương pháp này thường được áp dụng cho người trẻ tuổi, giúp giảm áp lực lên khớp gối.
- Thay thế toàn bộ khớp gối: đây là phương pháp cuối cùng của việc điều trị bệnh viêm khớp khi bác sĩ sẽ thay thế khớp gối bị hư hỏng bằng khớp gối nhân tạo. Tuy nhiên, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng tại vết mổ, bù lại là tuổi thọ của khớp nhân tạo là khá cao.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Viêm khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của sụn khớp, tuy nhiên thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân dễ gây mắc bệnh viêm khớp, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao như:
Người lớn tuổi: với những người trên 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh lên tới 90%, khi tuổi càng cao thì hệ thống cơ xương khớp sẽ bị lão hóa, mất khả năng tái tạo cho mô sụn và khớp nên rất dễ mắc bệnh.
Người béo phì: những người có chỉ số BMI > 24,9 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, khi đó áp lực tạo ra cho các khớp sẽ lớn hơn, lâu ngày sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng.
Công việc nặng: người hay mang vác nặng, làm việc khuỵu gối nhiều đều có nguy cơ mắc bệnh.
Dị tật bẩm sinh: một số người có dị tật bẩm sinh nên nguy cơ mắc bệnh cao ngay từ khi còn bé, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
Vận động viên: tần suất hoạt động của các vận động viên là rất cao, nên khả năng bào mòn của sụn khớp sẽ nhanh hơn mức bình thường.
Mắc bệnh viêm khớp thì nên làm gì?
Vấn đề về xương khớp là điều không thể tránh khỏi với bất kỳ ai. Khi mắc bệnh viêm khớp, bạn không nên quá lo lắng mà cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ cũng như thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt thì tình trạng bệnh sẽ sớm được cải thiện nhanh chóng:
- Làm việc, học tập đúng tư thế: việc hoạt động đúng tư thế sẽ giúp giảm tải áp lực lên các khớp, tránh việc khớp bị quá tải.
- Tập thể dục thường xuyên: thể dục giúp lưu thông máu huyết, hỗ trợ cơ xương khớp được linh hoạt và dẻo dai hơn. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C, D, E, cũng như chất xơ từ rau củ quả. Hạn chế các chất kích thích, cồn gây phá hủy xương khớp.
- Cân bằng trọng lượng cơ thể hợp lý: kết hợp ăn kiêng và thể dục đều đặn để giảm bớt áp lực lên các khớp (chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 là phù hợp).
Việc phát hiện và chẩn đoán sớm các giai đoạn của bệnh viêm khớp giúp chúng ta chủ động hơn trong quá trình điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp uống thuốc và chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để quá trình điều trị diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí cho bạn ngay nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com