Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Hoàn Toàn Được Không?

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không còn xa lạ với người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bệnh gây cho người bệnh những đau đớn và hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày. Cùng với sự phát triển của y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Nhưng sự thật thoát vị đĩa đệm có chữa hoàn toàn được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm
Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Giai đoạn 1: Chớm bệnh

Ở giai đoạn này, nhân nhầy của đĩa đệm có chút biến dạng. Tuy nhiên, bao xơ vẫn nguyên vẹn, chưa bị rách và nhân nhầy chưa thoát ra ngoài. Lúc này chức năng của đĩa đệm đã bị suy giảm.

Bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau từ nhẹ đến vừa, đau từng cơn và sau đó biến mất. Người bệnh sẽ khó phát hiện bệnh trong giai đoạn này do các dấu hiệu còn khá mơ hồ. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để nhận ra những sai lệch của đĩa đệm.

Giai đoạn 2: Đĩa đệm phình to

Giai đoạn này bao xơ và sụn quanh đĩa đệm đã tổn thương và suy yếu nhiều, khó giữ nhân nhầy ở vị trí đúng. Nhân nhầy gần như thoát ra khỏi bao xơ, làm cho đĩa đệm phình to bất thường.

Người bệnh, lúc này, sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội và thường xuyên hơn. Những cơn đau cục bộ chủ yếu ở vùng lưng hoặc vùng vai gáy. Nghiêm trọng hơn, các cơn đau sẽ có xu hướng lan sang hai cánh bên tay hoặc tỏa xuống hai chân, kèm theo cảm giác tê bì khó chịu.

Giai đoạn 3: Thoát vị

Đây là lúc bao xơ hoàn toàn bị rách, đứt. Nhân nhầy sẽ thoát ra khỏi vị trí của nó và tràn vào tủy sống, xuyên qua dây chằng và chèn ép rễ thần kinh xung quanh vùng cột sống.

Bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức dữ dội hơn với tần suất ngày càng nhiều, kèm theo các triệu chứng tê bì, mệt mỏi, làm giảm khả năng vận động của người bệnh, thâm chí phải nằm một chỗ.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Bao xơ và vòng sụn đã xơ hóa toàn bộ. Nhân nhầy thoát ra ngoài, tách ra khỏi đĩa đệm hoàn toàn và chèn ép các rễ thần kinh. Dẫn đến những cơn đau dai dẳng, mãn tính và tăng dần khi đứng hoặc ngồi do các khớp đốt sống hư và xẹp lại, cùng những tổn thương rễ thần kinh.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường bị teo cơ, liệt cơ dẫn đến bại liệt, mất khả năng vận động, đại tiểu tiện mất kiểm soát. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn cuối sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị

Thông thường, người bệnh sẽ tuần tự trải qua 4 giai đoạn bệnh trên. Nếu bệnh được phát hiện ở các giai đoạn đầu thì quá trình điều trị và phục hồi sẽ dễ hơn, bệnh nhân không cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe.

Thoát vị đĩa đệm có chữa hoàn toàn được không?

Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, xuất hiện nhiều thông tin cho rằng thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi 100%. Vậy những thông tin này có đúng hay không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa hoàn toàn được không?

Trên thực tế, một khi đĩa đệm của bạn đã bị thoát vị thì nó không thể trở lại vị trí tự nhiên như ban đầu được nữa. Tất cả các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay đều hướng tới việc giúp người bệnh giảm đau, hạn chế các biến chứng, phục hồi chức năng của đĩa đệm và cột sống, từ đó giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.

Thoát vị đĩa đệm có chữa hoàn toàn được không
Thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi 100%

Khả năng phục hồi của từng giai đoạn thoát vị đĩa đệm

Tùy vào tình trạng bệnh ở từng giai đoạn khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Cũng giống như tất cả các bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện và điều trị càng sớm thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao:

Ở giai đoạn 1 và 2: Đây là giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách hoàn toàn và nhân nhầy chưa thoát ra ngoài. Lúc này, nếu người bệnh phát hiện ra bệnh và can thiệp các phương pháp điều trị sớm thì khả năng hồi phục sẽ rất cao. Thống kê cho thấy, 95% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này có thể điều trị bảo tồn và không cần phải phẫu thuật.

Ở giai đoạn 3 và 4: Giai đoạn này tình trạng bệnh đã nặng hơn, bao xơ bị rách hoàn toàn và nhân nhầy đã bị tách ra khỏi đĩa đệm. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể sẽ phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật đĩa đệm, di chứng hậu phẫu thuật là điều khó tránh khỏi.

Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm tuy không thể chữa khỏi 100%, nhưng nếu được thăm khám và điều trị sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Đĩa đệm vị thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh lâu ngày sẽ làm cho quá trình tuần hoàn bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.
  • Thoát vị đĩa đệm lâu ngày gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nếu không được điều trị có thể sẽ dẫn đến tê liệt, mất cảm giác, thậm chí mất khả năng vận động.
  • Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng còn có thể gây ra các biến chứng về đường ruột và hệ tiết niệu như: bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ được, không thể kiểm soát lượng nước tiểu,…
Thoát bị đĩa đệm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời
Thoát bị đĩa đệm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời

Do đó, việc khám bệnh định kỳ là rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện được bệnh sớm, đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị, từ đó ngăn ngừa được những biến chứng nặng nề.

Xem thêm: 5 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Như chúng ta đã thấy mức độ nguy hiểm và những ảnh hưởng nghiêm trọng trong sinh hoạt hằng ngày do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, do đó việc phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc. Dưới đây là một lưu ý được các chuyên gia xương khớp khuyên nên áp dụng để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất tốt cho xương khớp vào thực đơn hằng ngày như: canxi, đạm, vitamin, omega-3, sắt,…
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết hằng ngày cho cơ thể, tùy vào thể trạng của mỗi người mà lượng nước uống vào trung bình từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Điều chỉnh tư thế ngồi học tập, làm việc cho đúng, tránh cong lưng, vẹo người và không ngồi liên tục quá 50 phút, điều này sẽ gây áp lực lớn lên cột sống.
  • Xây dựng thói quen luyện tập thể dục thể thao để giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau những giờ làm việc, luyện tập mệt mỏi, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn
Khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân
Khám sức khỏe định kỳ để cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa hoàn toàn được không. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp đĩa đệm được bảo tồn và ngăn ngừa các biến chứng nặng xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chuabenhkhop sẽ giải đáp thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button