Viêm khớp vảy nến là bệnh lý nguy hiểm với những triệu chứng không rõ ràng, dễ làm người bệnh nhầm với bệnh xương khớp thông thường. Căn bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây để nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?
Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Đây là một dạng viêm khớp xuất hiện ở người bệnh bị vảy nến. Các vị trí khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ và lưng là những nơi dễ xảy ra hiện tượng này nhất. Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, có từ 10 – 30% người bệnh bị vảy nến bị viêm khớp. Cụ thể:
-
Viêm khớp xuất hiện sau các tổn thương do vảy nến chiếm khoảng 80%.
-
Bệnh xuất hiện cùng với vảy nến khoảng 15%.
-
Bị viêm khớp trước, phát hiện vảy nến sau chiếm 10%.
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý mãn tính
Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh mãn tính. Nó khiến cho các khớp bị phá hủy, hạn chế trong việc vận động. Nếu người bệnh không sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp, khi bệnh tiến triển nặng sẽ rất khó điều trị.
Bệnh lý này được chia thành các dạng như sau:
-
Viêm khớp vảy nến đối xứng: Xuất hiện ở các khớp đối xứng nhau, giống nhau ở hai bên cơ thể. Ví dụ như 2 đầu gối, 2 khuỷu tay. Các triệu chứng của dạng này tương tự như viêm khớp dạng thấp nhưng nhẹ hơn và ít gây biến dạng hơn. Tỷ lệ người mắc bệnh dạng này cao nhất, chiếm khoảng 50%.
-
Viêm khớp vảy nến không đối xứng: Dạng này chỉ gây ảnh hưởng đến các khớp ở một bên. Khớp bị viêm thường sưng đỏ, đau ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ người mắc dạng này chiếm khoảng 35%.
-
Viêm cột sống dính khớp: Khi bị dạng này, cột sống từ cổ đến lưng người bệnh đều sẽ bị ảnh hưởng. Các cử động của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn vì gây đau đớn.
-
Ưu thế ở các đốt ngón ở xa: Thường xảy ra ở các khớp gần nhất với móng tay người bệnh. Có khoảng 10% người bệnh mắc loại này.
-
Viêm khớp vảy nến mutilans: Tỷ lệ người mắc dạng này khá hiếm gặp, chỉ khoảng 5%. Viêm khớp vảy nến mutilans ảnh hưởng chủ yếu đến các bộ phận tay, chân, cổ và lưng dưới của người bệnh. Khi bị bệnh ở dạng này, cần điều trị sớm, nếu không có thể gây thương tật vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây nên viêm khớp vảy nến bệnh học
Viêm khớp vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc là nguyên nhân hàng đầu, chúng tấn công những tế bào của cơ thể. Từ đó khiến cho các phản ứng miễn dịch bất thường tác động lên các mô và tế bào, khiến khớp bị viêm và da phát triển quá mức.
Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị viêm khớp vảy nến bạn có thể tham khảo:
Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, có đến 40% người bệnh viêm khớp vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền. Cụ thể, họ có người thân cũng từng bị bệnh này. Trong đó, chiếm nhiều nhất là những trường hợp có cha hoặc mẹ từng bị vảy nến, vảy nến thể khớp.
Môi trường
Những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh có khả năng làm phát sinh viêm khớp. Cụ thể, khi những tế bào Lympho T gặp môi trường phù hợp có thể hoạt động bất thường, khiến bệnh khởi phát. Điển hình như:
-
Thời tiết: Đây là yếu tố chính từ môi trường làm khởi phát bệnh và khiến cho bệnh viêm khớp vảy nến trở nên nặng hơn. Vào những ngày mùa đông hanh khô, da bị khô nên vảy nến và viêm khớp đồng thời sẽ phát triển nhiều hơn.
-
Tuổi tác: Bệnh viêm khớp vảy nến xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi. Tuổi càng cao, hệ xương khớp càng trở nên yếu đi và các chức năng không còn được như ban đầu.
-
Chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,… là những yếu tố tác động khiến người bệnh dễ bị vảy nến thể khớp.
-
Các bệnh nhân HIV: Sức khỏe của người bị nhiễm HIV thường yếu. Những người này có hệ miễn dịch bị suy giảm, rối loạn nên dễ phát sinh bệnh viêm khớp vảy nến.
-
Căng thẳng: Thường xuyên căng thẳng, lo lắng quá độ cũng có thể dẫn đến bệnh.
Có nhiều nguyên nhân tác động gây viêm khớp vảy nến
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp vảy nến
Triệu chứng của bệnh có sự khác nhau ở các giai đoạn và mức độ bệnh ở mỗi người. Dưới đây là những biểu hiện chung thường gặp ở người viêm khớp vảy nến được các chuyên gia chỉ ra:
Triệu chứng với khớp:
-
Sưng và đau các khớp.
-
Thường bị cứng khớp nhiều vào buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy.
-
Các ngón tay, ngón chân bị sưng phù.
-
Cổ tay bị đau cứng.
Triệu chứng ở gân: Các cơ và gân ở những vị trí gót chân, bàn tay bị sưng đau khi đi bộ hoặc leo cầu thang.
Triệu chứng ở mắt: Người bệnh viêm khớp vảy nến có thể bị viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào khiến mắt bị đỏ và đau.
Triệu chứng ở móng tay, móng chân: Người bệnh thường bị rỗ móng tay, móng chân. Trên móng xuất hiện các vết lõm, thậm chí là tróc móng.
Triệu chứng trên da: bề mặt da dày hơn so với bình thường, da khô tróc vảy trắng liên tục.
Các triệu chứng kể trên có thể giúp người bệnh phát hiện ra bệnh và có biện pháp ngăn chặn, điều trị sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Để chắc chắn hơn, bạn nên đến các cơ sở uy tín để thăm khám và nhận giải pháp điều trị tốt nhất.
Viêm khớp vảy nến gây khó chịu và đau nhức, mất thẩm mỹ
Bệnh viêm khớp vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến kèm theo tình trạng viêm khớp gây ra những đau đớn, khó chịu cho người bệnh, thậm chí là nguy hiểm. Nếu không sớm can thiệp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, làm người bệnh mệt mỏi về cả tinh thần và sức khỏe. Cụ thể:
-
Người bệnh phải chịu những cơn ngứa ngáy kèm theo đau nhức. Điều này khiến cho tinh thần mệt mỏi, dẫn đến mất ngủ, ăn uống kém.
-
Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng khớp biến dạng. Lúc này các khớp ngón tay và ngón chân là vị trí dễ bị tác động hàng đầu khiến việc cầm nắm, đi lại khó khăn hơn.
-
Các khớp bị sưng, phù nề và không thể duỗi thẳng hay co lại một cách tự nhiên.
-
Một số trường hợp, khớp ngón tay và ngón chân có thể bị dính lại với nhau.
-
Với những chị em bị viêm khớp vảy nến có thể gây mất tự ti bởi ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ.
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến
Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán và xác định bệnh viêm khớp vảy nến. Một số biện pháp điển hình là:
-
Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên các quan sát bên ngoài về dấu hiệu ngoài da, vùng khớp bị bệnh và chia sẻ của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ nhận định được phần nào về bệnh.
-
Xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm như sinh thiết da, tốc độ lắng của máu, xét nghiệm CRP, dịch bên trong khớp.
-
Chẩn đoán bằng hình ảnh: Tiến hành chụp X-quang hoặc chụp MRT để xác định tình trạng xương.
Có nhiều cách chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến
Cách chữa bệnh viêm khớp vảy nến
Thực tế, bệnh viêm khớp vảy nến cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể điều trị được dứt điểm. Sở dĩ vậy bởi theo các chuyên gia, dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Dù vậy, hiện nay có nhiều giải pháp hỗ trợ kiểm soát và làm giảm các triệu chứng. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thử:
Biện pháp cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà
Nếu trong trường hợp bệnh của bạn mới khởi phát, bạn có thể áp dụng thử một số biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà như sau:
-
Tắm với muối Epsom: Loại muối này giúp trị vảy nến thể khớp hiệu quả, giúp da mềm hơn, mịn hơn. Bạn có thể dùng bằng cách pha muối với nước cho loãng và tắm hàng ngày.
-
Dùng giấm táo: Trong giấm táo có nhiều chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B1, B6,… giúp giảm ngứa và tình trạng viêm khớp.
-
Dùng trà xanh: nấu nước trà xanh để xông ở vùng da bị bệnh, tắm nước trà xanh hoặc uống nước trà xanh là cách giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc được ứng dụng điều trị viêm khớp vảy nến là:
-
Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ với mục đích kiểm soát triệu chứng đau khớp và sưng khớp. Thuốc được dùng nhiều là ibuprofen và naproxen.
-
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Những loại thuốc này dùng cho trường hợp bệnh nặng, khi bệnh không đáp ứng với NSAID. Chúng giúp giảm viêm, ngăn chặn tổn thương ở các khớp và làm chậm tiến triển của bệnh. Thuốc phổ biến là Methotrexate, leflunomide, Sulfasalazine,…
-
Thuốc sinh học: Thuốc nhóm này hỗ trợ ngăn chặn tác động của proten – alpha, giảm tình trạng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc chính là Certolizumab, Adalimumab, Etanercept,…
-
Thuốc ức chế miễn dịch: Làm dịu các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức khi bị viêm khớp bằng thuốc Azathioprine hoặc cyclosporine.
-
Thuốc điều trị tại chỗ: Giúp giảm triệu chứng ngoài da của bệnh, thường là kem, thuốc bôi, kem dưỡng da như axit salicylic, calcitriol hoặc calcipotriene, kem steroid,…
Thuốc tây giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến
Ứng dụng Đông y chữa viêm khớp vảy nến
Đông y có nhiều bài thuốc hay có khả năng chữa bệnh vảy nến ở thể khớp, tác dụng dù chậm nhưng lại an toàn và bền vững hơn. Các vị thuốc bạn thường thấy lá:
-
Cao nhàu: Điều trị bệnh vảy nến và các triệu chứng của đau khớp dạng thấp.
-
Cao bạch thược: Giảm đau, làm mát, tiêu viêm, giảm cảm giác ngứa ngáy.
-
Sói rừng: Giảm đau, tiêu viêm.
-
Bạch thược: An thần, giảm cảm giác đau nhức do viêm khớp.
-
Cẩu tích: Trị viêm cấp tính, trừ phong thấp.
Khi chọn Đông y điều trị viêm khớp vảy nến, người bệnh cần được hướng dẫn bởi thầy thuốc có chuyên môn. Việc tự ý kết hợp các vị thuốc có thể gây ra tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Lời khuyên với người bị bệnh viêm khớp vảy nến
Để hạn chế sự phát triển của bệnh, người bệnh có thể thực hiện theo một số lưu ý như sau:
-
Hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên.
-
Từ bỏ các thói quen xấu, không sử dụng chất kích thích.
-
Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
-
Không hoạt động mạnh để tránh các khớp bị viêm bị tổn thương.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Với những thông tin nêu trên, hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh viêm khớp vảy nến. Khi phát hiện bệnh, việc kiên trì điều trị sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng và để cơ thể thoải mái hơn. Vậy nên, dù không trị được tận gốc, bạn cũng đừng nên chủ quan và bỏ cuộc nhé.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com