Háng nằm ở vị trí giữa bụng và chân, gồm 5 nhóm cơ kết hợp hoạt động để chân di chuyển nhịp nhàng. Bệnh viêm khớp háng gây đau, làm biến đổi các cấu trúc khớp làm ảnh hưởng đến hoạt động hai chân và đi lại của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Vậy Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp thường gặp
Viêm khớp háng là gì?
Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương các cấu trúc giải phẫu hoặc rối loạn cân bằng giữa các chu chuyển của khớp dẫn đến viêm đau nhức, gây khó chịu cho bệnh.
Viêm khớp háng là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Những người bệnh thường chủ quan trong việc điều trị nên khiến tình trạng nặng hơn và gây ra những cơn đau giữ dội. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có khả năng bị tàn phế.
Dấu hiệu viêm khớp háng thường gặp
Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng vì khớp háng chịu lực cơ thể rất nhiều.
Thường xuyên bị mỏi, tê cứng khi vận động hay co duỗi khớp háng.
Cảm thấy đau nhói khi xoay người, gập người hay dạng háng, khi nghỉ ngơi thì hết đau.
Người bệnh đau vùng bẹn, lan dần xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hay vùng mấu chuyển xương đùi. Cơn đau tăng khi cử động hay đứng lâu.
Biên độ vận động khớp háng suy giảm, ảnh hưởng tới những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày…
Khi bệnh tiến triển giai đoạn sau, các cơn đau xuất hiện dày đặc vào buổi sáng khi thức dậy và khoảng chiều tối. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hay di chuyển nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp háng
Viêm khớp dạng thấp
Đa số mọi người nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở cột sống lưng, xương chi dưới. Nhưng khớp háng cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Biểu hiện khi tổn thương khớp háng là đau, sưng, cứng khớp tại một thời điểm nhất định. Khi xuất hiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp người bệnh cần điều trị sớm khi bị đau khớp háng. Vì khi không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, làm biến dạng khớp.
Thoái hoá khớp háng
Thoái hoá khớp háng thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là hệ quả của quá trình thoái hoá sụn và xương dưới sụn. Các đầu xương không còn được sụn bảo vệ nên trong quá trình vận động, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây đau.
Khi tình trạng viêm khớp đăng tiến triển nặng hơn dẫn đến các khe khớp hẹp nhỏ và xuất hiện gai xương. Người bệnh sẽ bị đau nặng, hạn chế khả năng vận động, nhất là cử động liên quan đến khớp háng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh can thiệp phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mãn tính của cột sống và khớp cùng chậu. Một số nguyên nhân có thể gây ra viêm khớp háng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Khi bệnh tiến triển nặng còn gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, phổi và khu vực khớp khác như khớp háng, khớp gối, dây chằng…
Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hay lupus hệ thống là bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm khớp háng. Lupus có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là dạng viêm khớp được phát hiện trên những người bị bệnh vảy nến. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán tình trạng da đầu tiên trước khi phát triển bệnh viêm khớp vảy nến. Các triệu chứng bệnh là đau, sưng, và cứng tại ở các khớp bị ảnh hưởng, có thể là khớp háng.
Đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm khớp háng có thể xảy ra ở các đối tượng như:
Người cao tuổi: Người trên 50 tuổi có nguy cơ bị viêm khớp háng cao do hệ thống xương khớp đã bắt đầu bước vào giai đoạn thoái hoá.
Gia đình có tiền sử bệnh xương khớp: Một số trường hợp có khả năng bị viêm ở khớp háng do người thân cận huyết mắc những bệnh xương khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch, thoái hoá khớp…
Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ viêm đau khớp háng cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do quá trình sinh nở, sự thay đổi nội tiết tố.
Người thừa cân, béo phì: Nhóm người này có khả năng cao khớp háng đang bị viêm và mắc những bệnh xương khớp mãn tính cao hơn người bình thường.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến
Trong quá trình chẩn đoán bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh miêu tả rõ các triệu chứng viêm đau khớp háng. Qua đó, người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành xét nghiệm như:
- Chẩn đoán hình ảnh: Kết quả chụp X-quang, MRI… sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp háng là do chấn thương tạm thời có thể tự phục hồi hoặc do bệnh lý cần điều trị.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định được tình trạng viêm khớp háng có liên quan tới nhiễm trùng hay không, nếu có cần điều trị nhiễm trùng kết hợp. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp xác định nguyên nhân gây bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, thiếu canxi…
Các biến chứng bệnh
Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời và đúng cách, có thể khiến tình trạng viêm khớp ở háng gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Mất khả năng vận động: Khả năng vận động của khớp háng bị hạn chế do các cơn đau khớp.
- Phù nề quanh khớp: Khi bị viêm khớp háng, vị trí xung quanh khớp háng rất dễ bị sưng và gây đau. Người bệnh cảm thấy khớp háng bị sưng, gây khó khăn khi di chuyển.
- Suy nhược cơ thể: Những cơn đau khớp háng có thể nghiêm trọng dần theo thời gian. Trong giai đoạn bệnh nặng, triệu chứng sẽ bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Những cơn đau xuất hiện nhiều dẫn đến người bệnh dễ bị mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể.
- Tàn phế: Khi bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách, sụn khớp có khả năng bị hư hại hoàn toàn. Mô xương xốp, rỗng, dễ gãy khi có tác động. Khi đó khớp đã bị hư hại nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, dẫn tới tàn phế.
Phương pháp điều trị viêm khớp háng
Điều trị nội khoa
Thay đổi lối sống sinh hoạt: Người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Bạn nên hạn chế đi bộ đường dài, chơi các môn thể thao nặng hoặc leo cầu thang.
Kiểm soát cân nặng: Nếu bị thừa cân, béo phì người bệnh cần lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Khi giảm cân bạn sẽ giảm được áp lực trọng lượng cơ thể lên khớp háng, giúp các cơn đau tại khu vực này thuyên giảm.
Chườm đá: Sau chấn thương hoặc bị viêm khớp người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm đá trong vài ngày đầu. Phương pháp này giúp giảm đau và sưng khớp rất tốt. Hãy cho đá vào chiếc túi vải hoặc khăn ẩm. Nên trang chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh. Chườm đá khoảng 20 phút ngày 3 lần.
Vật lý trị liệu: Những phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp, nhiệt trị liệu, laser sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện các cơn đau nhức khớp háng do viêm hay tổn thương khác.
Sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như aspirin, naproxen, ibuprofen sẽ giúp cải thiện các cơn đau nhức khớp háng. Những các loại thuốc này có tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng dành cho người bệnh có khớp háng bị hư hại nghiêm trọng hay chỏm xương đùi bị biến dạng. Kỹ thuật thay khớp háng được phân thành 2 loại, cụ thể:
Thay khớp háng toàn phần: Bác sĩ sẽ thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật này khi trường hợp khớp háng bị tổn thương nghiêm trọng.
Thay khớp háng bán phần: Bác sĩ chỉ thay thế phần chỏm xương đùi, không thay thế ổ cối. Được chỉ định trong trường hợp chấn thương gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi hoặc trường hợp thể trạng yếu, không thể đảm bảo thực hiện thay khớp toàn phần. Phần lớn khớp háng bán phần là loại khớp lưỡng cực, hỗ trợ cải thiện biên độ vận động của người bệnh rất hiệu quả.
Cách phòng tránh viêm khớp háng
Để phòng tránh và hạn chế các cơn đau do viêm khớp háng gây ra, người bệnh có thể tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên mỗi ngày, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, ốc, cua, dầu cá, sữa… Bên cạnh đó bệnh nhân cần duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm để cải thiện sức khỏe toàn diện, đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh hoạt động gây áp lực lên khớp háng.
Chế độ dinh dưỡng:
- Nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong khẩu phần ăn mỗi ngày là omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi…
- Thành phần glucosamine và chondroitin dồi dào trong xương, sụn động vật sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng viêm hiệu quả.
- Chú trọng bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, đậu đậu nành…
- Để giảm các cơn đau khớp háng hiệu quả và tăng cường sức đề kháng, người bệnh cũng cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin (B, C, D, K) và magie. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm như các loại rau xanh, rau họ cải, cần tây, súp lơ, cam, dâu tây, việt quất, chanh…
Kiểm soát tốt cân nặng:
Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hệ thần kinh bị căng thẳng có thể kích thích những triệu chứng viêm khớp háng bùng phát với mức độ nghiêm trọng, tần suất dày đặc.
Nên luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội… để cải thiện sức khỏe xương khớp. bệnh nhân cần tránh tập các bộ môn làm tăng áp lực lên khớp háng như nâng tạ, chạy bộ…
Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không có hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được giải đáp hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com