Thoái hóa khớp gối gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh, các hoạt động đều rất khó khăn. Cho nên câu hỏi thoái hóa khớp gối có được đạp xe đạp hay không đang được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lợi ích của việc đạp xe với người thoái hóa khớp gối
Nhiều người bệnh thoái hóa khớp gối nghĩ rằng càng vận động nhiều thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm. Tuy nhiên, việc vận động hợp lý với các bài tập phù hợp thì sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cũng như tăng cường sự dẻo dai của cơ xương khớp. Trong đó đạp xe đạp mang lại nhiều lợi ích như:
- Đạp xe giúp xương khớp dẻo dai hơn, tăng độ đàn hồi của cơ và sụn khớp, sản sinh dịch khớp giúp khớp gối linh hoạt hơn.
- Đạp xe giúp lưu thông máu huyết, động tác co duỗi giúp khớp gối vận hành trơn tru hơn.
- Đạp xe giúp cơ xương khớp giảm khả năng chấn thương do tăng khả năng chịu lực, ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp.
- Đạp xe giúp thường xuyên giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối.
- Đạp xe giúp giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, thiếu máu não, huyết áp cao…
Người thoái hóa khớp gối có được đạp xe không
Với những lợi ích của việc đạp xe kể trên thì người bệnh thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể đạp xe và nên đạp xe thường xuyên thì càng tốt. Theo các chuyên gia về xương khớp cho biết, việc đạp xe thường xuyên giúp hệ cơ xương khớp được linh hoạt, phục hồi các tổn thương. Các chất nhờn tiết ra giúp khớp hoạt động tốt hơn, giảm đi các cơn đau, giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp gối.
Với các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối thì không có nguyên nhân nào là do vận động, mà chủ yếu đến từ sự lão hóa, những chấn thương, thừa cân béo phì… Nhưng với những ai đang mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì nên vận động nhẹ nhàng, tránh vận động mạch gây ra các chấn thương ảnh hưởng đến khớp gối.
Khi đạp xe người bệnh cần di chuyển với tốc độ nhẹ nhàng sau đó tăng lên từ từ. Nếu trường hợp khớp gối bị viêm sưng thì người bệnh cần nghỉ ngơi để lành hẳn rồi mới rèn luyện sức khỏe tiếp.
Cách đạp xe cho người thoái hóa khớp gối
Để đạp xe đúng cách và có hiệu quả cao, người bệnh cần trang bị những kiến thức an toàn và thực hiện bài đạp xe theo đúng quy trình và kỹ thuật, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh hiện tại.
Chuẩn bị trước khi đạp xe
Chuẩn bị xe đạp: chọn kỹ loại xe phù hợp với vóc dáng của bạn, lực đạp xe không quá nặng tránh gây áp lực cho gối.
Chuẩn bị trang phục: nên chọn quần áo thoải mái, co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Chọn giày có đế êm, đàn hồi, ma sát tốt. Một số đồ bảo hộ cho khuỷu tay và khớp gối, tránh các chấn thương khi va chạm.
Chuẩn bị phụ kiện: mang theo bình nước uống, cao dán nhiệt để xử lý cho những tình huống cần thiết.
Thực hiện bài tập đạp xe
Bước 1: Khởi động
Khởi động giúp cơ thể nóng lên, làm quen với việc vận động, tránh đi các chấn thương không mong muốn.
Bước 2: Di chuyển
Bắt đầu đạp xe một cách chậm rãi, duy trì 5-7 phút, sau đó tăng dần tốc độ lên. Tránh đạp xe quá nhanh làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Bước 3: Dừng lại
Nên giảm tốc độ từ 5-7 phút trước khi dừng hẳn, không nên dừng đột ngột.
Bước 4: Thư giãn
Sau quá trình đạp xe bạn cần giãn cơ và nghỉ ngơi, kết hợp với massage đầu gối và bắp chân để cơ thể được trở về trạng thái bình thường.
Những lưu ý khi đạp xe
Đạp xe mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu thực hiện không đúng hướng dẫn hoặc mắc sai lầm trong quá trình luyện tập thì sẽ không mang lại kết quả mà ngược lại dễ làm cho bệnh ngày một nặng thêm. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình tập luyện:
- Chọn những địa hình bằng phẳng để tránh áp lực lên khớp gối, giúp hạn chế những chấn thương không mong muốn.
- Nên sử dụng đai bảo vệ đầu gối để giữ cố định khớp, giảm áp lực lên khớp gối trong quá trình đạp xe.
- Hạn chế đạp xe lên dốc, vì khi đó chân sẽ dồn sức nhiều để đạp áp lực sẽ tác động nhiều hơn lên khớp gối.
- Nên đạp xe chậm rãi, không nên đạp quá nhanh khiến cơ thể nhanh kiệt sức.
- Nếu trong quá trình tập luyện, khớp có các triệu chứng bất thường thì nên dừng lại và đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám.
- Thời gian đạp xe giúp phát huy hiệu quả nhất là vào sáng sớm hoặc vào buổi chiều tối.
- Cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt hợp lý tránh căng thẳng, làm việc tối đa thì việc đạp xe sẽ phát huy hiệu quả tối đa.
Các bài tập phù hợp cho người thoái hóa khớp gối
Ngoài việc đạp xe thì một số bài tập sau đây cũng hỗ trợ rất tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối, như là:
Yoga: Đối với người thoái hóa khớp gối, tập yoga giúp cải thiện sức khỏe, giảm đi các cơn đau. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có các bài tập phù hợp khác nhau, cần giữ tình thần thoải mái để việc tập luyện đạt được hiệu quả cao nhất.
Đi bộ: Đây là bài tập đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được, đi bộ giúp giảm các cơn đau, tăng cường sức khỏe cơ bắp, cải thiện tư thế, giúp khớp gối linh hoạt hơn. Cần thả lỏng, giữ thẳng lưng trong quá trình đi bộ, không nên đi quá lâu chỉ cần 30 phút là đủ.
Bơi lội: Những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng rất phù hợp với bộ môn bơi lội, vì đây là bộ môn tạo ít áp lực lên khớp gối. Bơi lội giúp cơ thể dẻo dai hơn, giúp hệ cơ xương khớp được linh hoạt, nên duy trì mỗi ngày 30 phút và 5 ngày mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên đây đã giải đáp mọi thắc mắc cho câu hỏi “Người bệnh thoái hóa khớp gối có được đạp xe đạp không?”. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện thì cần kết hợp với một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh xương khớp hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh không hiệu quả. Hãy liên hệ số Hotline bên dưới để được chuyên gia tư vấn cho bạn miễn phí nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com