Nên Làm Gì Khi Bị Thoái Hóa Khớp Gối?

Thoái hóa khớp gối nên làm gì

Thoái hóa khớp gối gây ra các cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để giảm đi những cơn đau và phòng ngừa đi các biến chứng. Vậy nên làm gì khi thoái hóa khớp gối? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới ngay nhé!

Nên làm gì khi bị thoái hóa khớp gối
Nên làm gì khi bị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng vùng đệm tự nhiên (sụn) giữa các khớp gối bị mài mòn theo thời gian, từ đó làm mất đi độ đàn hồi và các đầu xương không được bảo vệ. Các đầu xương cọ xát vào nhau gây ra cảm giác đau nhức, sưng viêm, làm giảm đi khả năng di chuyển, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối?

Phần lớn nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối chủ yếu từ tuổi tác, quá trình chữa lành và tái tạo sụn khớp tự nhiên không kịp cho lớp sụn đã mất theo thời gian. Nhưng một số nguyên nhân khác khiến bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa, đó là:

Cân nặng: 

Khi cơ thể thừa cân béo phì, đầu khớp gối sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn. Một nghiên cứu cho thấy, mỗi khi bạn tăng 0.45kg cân nặng thì đầu gối của bạn phải áp lực thêm 1,35 – 1,8kg.

Di truyền: 

Yếu tố di truyền khiến nhiều người mặc dù vẫn đang còn trẻ nhưng vẫn có khả năng bị viêm ở khớp gối, lâu dài khiến sụn ngày càng bị thoái hóa.

Giới tính: 

Thông thường phụ nữ trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới. Lý do là dây chằng trước khớp gối bị yếu đi, do một số thói quen như đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn khớp khiến sụn nhanh bị thoái hóa hơn.

Chấn thương vùng gối:

Những chấn thương do chơi thể thao hay mang vác nặng… đều gây áp lực lớn lên cho khớp gối, nên có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn.

Lười vận động:

Các khớp xương thiếu sự linh hoạt nếu như lười tập thể dục thể thao. Nghiên cứu cho thấy, nếu vận động thường xuyên thì sẽ giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh: 

Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn hơn, cũng như uống rượu bia nhiều sẽ phá hủy cấu trúc sụn khớp nhanh gấp nhiều lần.

Bệnh lý khác: 

Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… cũng dễ gây mắc bệnh hơn.

Thừa cân khiến bệnh thoái hóa khớp gối ngày một nặng hơn
Thừa cân khiến bệnh thoái hóa khớp gối ngày một nặng hơn

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp gối?

Bệnh ngoài việc gây đau nhức và cảm giác vận động khó khăn ra thì còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời như: cứng khớp, đi lại khó khăn thậm chí phải dùng nạng, teo cơ, vôi hóa sụn khớp, bại liệt, tàn phế… Ngoài ra bệnh còn gây rối loạn giấc ngủ, làm giảm hiệu suất làm việc, nguy cơ mắc phải những bệnh lý khác như tiểu đường, gout…

Bệnh thoái hóa khớp gối phòng tránh như thế nào?

Chúng ta có thể phòng tránh bệnh ngay từ sớm từ thói quen sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. 

  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên: các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội đều hỗ trợ phòng ngừa bệnh rất tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn những thực phẩm giàu canxi và đủ chất, loại bỏ những chất kích thích như bia rượu, cà phê…
  • Giữ cân nặng vừa phải: tránh thừa cân, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao.
  • Xoa bóp: mỗi ngày cố gắng dành thời gian để xoa bóp 2 khớp gối, giúp khớp lưu thông máu huyết và được thư giãn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: các tốt nhất đề phòng tránh bệnh là nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng bệnh một cách chủ động nhất.

Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

Một chế độ ăn uống phù hợp tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Cho nên, việc kiểm soát cân nặng và có chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Những thực phẩm nên ăn: 

Tăng cường sử dụng thực phẩm họ đậu, ngũ cốc lứt và rau củ quả vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa tốt. 

Ngoài ra, các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ giúp kháng viêm hiệu quả. 

Nước hầm từ xương cung cấp chondroitin và glucosamine là thành phần tự nhiên giúp cấu tạo sụn, cung cấp canxi cho cơ thể.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp xương khớp mạnh khỏe hơn

Những thực phẩm không nên ăn: 

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu… là thực phẩm chứa nhiều axit sau khi tiêu hóa khiến lượng canxi trong cơ thể bị giảm đi do bị axit trung hòa. 

Tránh những thực phẩm chứa đường, và các chất kích thích vì nó làm cản trở việc hấp thu canxi, khiến cơ xương khớp ngày một yếu đi. 

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như xúc xích, cá hộp, thịt nguội chứa rất nhiều muối và dầu mỡ dễ làm tăng cân và dễ viêm sưng hơn.

Bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ thông tin cho câu hỏi “Nên làm gì khi thoái hóa khớp gối?”. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn, bạn cần sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp các khớp gối nhanh chóng được phục hồi.

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp hoặc đang gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Liên hệ số Hotline ngay bên dưới để được chuyên gia tư vấn sớm nhất cho bạn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button