Cổ tay là bộ phận quan trọng nên mỗi một tổn thương nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt lao động hàng ngày của mỗi người. Vì thế việc trang bị kiến thức cần thiết về căn bệnh thoái hóa khớp cổ tay sẽ là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình sớm nhất.
Thoái hóa khớp cổ tay là gì?
Thoái hóa khớp cổ tay là tình trạng tổn thương xương khớp, phá hủy khớp xảy ra tại vùng cổ tay, đặc biệt là tại vùng sụn khớp và làm cho đầu sụn bị mòn, hư hỏng dần. Khi các sụn khớp ở cổ tay bị bảo mòn, thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng, tổn thương có thể dẫn đến đau, sưng, nguy cơ nứt, gãy xương và gây suy giảm chức năng sẽ khiến cho vận động của khớp gặp ảnh hưởng.
Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi trung niên, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 2/3 số người bệnh. Cũng như các bệnh thoái hóa khác, thoái hóa khớp cổ tay cũng do quá trình lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, bệnh còn được hình thành do quá trình làm việc nặng nhọc, thao tác lặp lại nhiều lần, làm việc chủ yếu bằng tay,…
Hiện nay, thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ tay nói riêng đang có dấu hiệu trẻ hóa. Chính vì vậy, mỗi người cần phải nắm rõ kiến thức về bệnh cũng như phương pháp khắc phục kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay
– Đau khớp: Triệu chứng chính của thoái hóa khớp cổ tay là đau. Cơn đau có tính chất cơ học, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi, không cử động khớp nhưng đau tăng khi thực hiện các động tác, hoạt động cổ tay, cầm nắm đồ vật. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài, tùy theo mức độ nặng nhẹ. Mức độ đau của bệnh phát triển như sau:
- Giai đoạn đầu, cổ tay sẽ bị đau nhức nhẹ kèm theo tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi vận động.
- Giai đoạn sau, mức độ đau đớn dữ dội hơn và bắt đầu lan rộng dần
– Sưng và cứng khớp: Đau cứng khớp thường gặp vào buổi sáng hoặc sau thời gian cổ tay ít vận động trong thời gian dài. Biểu hiện này có thể khiến cho người bệnh khó cử động, xoay gập cổ tay hoặc cử động không được linh hoạt và uyển chuyển.
– Hoạt động linh hoạt: Khi bệnh tiến triển lâu ngày người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cầm nắm đồ vật hoặc khó có thể tự mình thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân. Lực bám bàn tay cũng yếu đi hoặc mất kiểm soát độ bám của những ngón tay.
– Teo cơ, mất khả năng vận động: Nghiêm trọng nhất, thoái hóa khớp cổ tay còn khiến người bệnh bị mất khả năng vận động khớp cổ tay, có biểu hiện teo cơ, biến dạng khớp, làm mất chức năng vận động hoàn toàn.
Triệu chứng chính của thoái hóa khớp cổ tay là đau
Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ tay
Cổ tay là bộ phận thường xuyên phải chịu đựng những tác động của các hoạt động cơ học của con người nên rất dễ bị tổn thương. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ tay thường bị đau đớn, sưng tấy, khó chịu, cứng khớp, suy nhược cơ thể,… Một số trường hợp bệnh nhân còn gặp phải biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay:
Tuổi tác
Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp trong cơ thể sẽ bị suy yếu và hao mòn dần nên con người sẽ đứng trước nguy cơ bị lão hóa xương khớp cao hơn. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vấn đề về xương khớp. Những người ngoài 45 tuổi dễ mắc thoái hóa khớp cổ tay hơn.
Khi khớp cổ tay bị tổn thương, sụn khớp bị bong tróc và suy yếu, xương bị xơ hóa, hình thành gai xương, gây đau nhức khớp cổ tay và một số vị trí liên quan gây hạn chế vận động và khó thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
Đặc thù công việc
Làm việc với máy tính thường xuyên có thể dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay dễ gặp ở những người thường xuyên hoạt động tay trong thời gian dài như: làm việc với máy tính, điện thoại, phục vụ bê đồ… Những người làm công việc này phải hoạt động tay trong nhiều giờ liền khiến cho khớp xương nhanh chóng bị co cứng, sưng, viêm, đau đớn.
Ngoài ra, những người thường xuyên phải làm việc nhà, nội trợ cũng gây áp lực lớn lên cổ tay, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp cổ tay hình thành. Vì vậy mà tỷ lệ phụ nữ mắc thoái hóa khớp cổ tay cao gắp 2 lần so với nam giới.
Những vận động viên của các bộ môn như tennis, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ… thường phải hoạt động mạnh ở vùng tay, cánh tay nên cũng có nguy cơ mắc viêm bao khớp cổ tay cao hơn.
Chấn thương
Một số chấn thương trong quá trình lao động và sinh hoạt như trật khớp, gãy xương, căng cơ, bong gân,… ở vùng cánh tay, cổ tay gây tác động trực tiếp đến xương khớp. Lúc này, phần sụn ở khớp nhanh chóng bị bào mòn khiến cho 2 đầu xương cọ xát với nhau, chèn ép dây chằng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay thì khả năng con cái mắc bệnh là 25%. Và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.
Do các bệnh lý xương khớp
- Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi. Ở giai đoạn mới phát, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nhưng càng về sau bệnh càng nghiêm trọng và dẫn đến đau nhức thường xuyên hơn.
- Người mắc hội chứng ống cổ tay: Khi bị hội chứng ống cổ tay, xung quanh khớp cổ tay sẽ tiết nhiều dịch hơn tàm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở khớp cổ tay nên thường có biểu hiện tê bì ngón tay, vận động khó khăn, ngón tay đau nhức, khuỷu, vai, cổ tay cũng bị tác động. Các đối tượng thường xuyên làm việc trước máy tính sẽ gặp phải các biểu hiện này thường xuyên hơn.
- Hội chứng De Quervain là một dạng của viêm bao gân cơ dạng dài. Những người mắc triệu chứng này cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay vì chúng cũng thường gây ra biểu hiện đau nhức, cản trở trong việc vận động và làm việc,…
Những hệ lụy nguy hiểm của thoái hóa khớp cổ tay
- Biến dạng khớp: bệnh thoái hóa khớp cổ tay có biến chứng nguy hiểm nhất chính là biến dạng các khớp dẫn đến tàn phế. Các xương cọ vào nhau do khớp bị viêm, lớp sụn biến mất. Tình trạng diễn ra lâu ngày sẽ khiến tay bị tê liệt, biến dạng, teo cơ hay dẫn đến tàn phế cả tay.
- Mất khả năng vận động ở tay: nếu bệnh phát triển thành mãn tính thì các hoạt động ở cổ tay đều phải hạn chế, thậm chí mất khả năng vận động do sụn khớp đã hoàn toàn bị hủy hoại.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ tay
Đầu tiên, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành chụp X-quang, MRI, điện cơ (EMG),… để xem mức độ nghiêm trọng của bệnh ra sao. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.
Thoái hóa khớp cổ tay cũng không thể điều trị dứt điểm được vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lão hóa tự nhiên. Song, việc điều trị bệnh lại vô cùng cần thiết vì nó giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do thoái hóa gây ra. Việc điều trị bệnh nhằm hướng đến 3 mục đích chính đó là:
- Làm chậm quá trình thoái hóa khớp và khống chế biến dạng khớp phát sinh.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bằng các biện pháp giảm đau.
- Duy trì chức năng vận động, cân bằng khả năng sinh hoạt bằng cách thay thế các khớp tổn thương.
Điều trị tại nhà
Điều trị bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay tại nhà
Với những trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách điều trị bệnh tại nhà để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo:
✔ Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Khi xuất hiện cơn đau nhức vùng cổ tay bạn nên cho cổ tay nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh vùng cổ tay làm cho bệnh tiến triển nặng hơn.
✔ Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đau nhức, sưng viêm và kiểm soát tình trạng tổn thương các mô. Bạn chỉ cần sử dụng một túi nước đá đặt trong túi nhựa và chườm lên vùng cổ tay trong khoảng 15 – 20 phút để cải thiện các triệu chứng bệnh.
✔ Áp dụng các bài tập kéo giãn cơ: Các động tác thực hiện rất đơn giản, nhẹ nhàng có thể giảm bớt cơn đau hiệu quả. Các bài tập tác động đến vùng cổ tay như:
- Uốn ngón tay: Duỗi thẳng bàn tay, thực hiện gập ngón tay vào lòng bàn tay giữ vài giây rồi duỗi ra lần lượt với các ngón tay.
- Nắm tay: Duỗi thẳng bàn tay, từ từ nắm bàn tay lại ngón cái để ở ngoài cùng, nhẹ nhàng không siết chặt. Sau đó, mở bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay.
- Căng cổ tay: Giữ cánh tay và lòng bàn tay bị đau úp xuống, tay còn lại ấn nhẹ vào vào bàn tay bị đau đến khi thấy cổ tay và cánh tay căng. Giữ trong vài giây và lặp lại động tác.
✔ Áp dụng một số bài thuốc dân gian: Trong dân gian lưu truyền rất nhiều phương thuốc có thể kiểm soát chứng bệnh thoái hóa khớp cổ tay. Bạn có thể sử dụng cây cỏ xước, lá lốt, gừng, ngải cứu… để làm nguyên liệu chế biến các bài thuốc phù hợp. Tuy nhiên, đo đây là những bài thuốc được truyền miệng từ đời này qua đời khác nên nó có thể không được chính xác về liều lượng hoặc cách thức thực hiện. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những bài thuốc được lưu lại trong sách và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát cơn đau nhức ở vùng cổ tay. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự hướng dẫn tận tình của kỹ thuật viên. Nếu thực hiện sai cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị thoái hóa khớp cổ tay phổ biến hiện nay:
- Kích thích dòng điện qua da
- Liệu pháp siêu âm
- Massage giảm đau
- Liệu pháp nhiệt
Phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại sự linh hoạt ở khớp khuỷu tay và cổ tay, dễ dàng kiểm soát các triệu chứng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh mới nhanh chóng khỏi.
Sử dụng thuốc Tây
Chữa thoái hóa khớp cổ tay bằng thuốc Tây
Cũng như các bệnh xương khớp khác, thuốc Tây giúp giảm đau nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay như thuốc uống, thuốc tiêm bắp, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… Tuy nhiên, với phương pháp điều trị này bạn cần phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc, tránh gây biến chứng teo cơ, cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương,…
Các loại thuốc được sử dụng phổ biến chữa trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay như sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, paracetamol, aspirin, tramadol,…
- Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Naproxen, Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
- Tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống: Corticosteroid
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Opioids
- Thuốc giãn cơ
Tuy có tác dụng giảm đau rất nhanh nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng bệnh. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng chúng để giảm đau nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra một số tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Phẫu thuật
Nếu người bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc không khỏi hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi khớp hoặc phẫu thuật mổ. Đây là cách giúp loại bỏ các mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bệnh này sẽ có mức chi phí rất cao, dễ tiềm ẩn rủi ro nhất định.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com