Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp rất phổ biến, gây đau nhức ở vùng lưng, cổ và vai gáy. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh mà còn có thể xảy ra các biến chứng khó lường nếu không điều trị triệt để. Vậy thoái hóa cột sống có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống được hiểu khi các sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa, là quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Bệnh xuất hiện khi các tổn thương xảy ra ở xương và sụn khớp, cũng có thể ở lớp xương dưới sụn hay là màng bao hoạt dịch của khớp.
Bệnh thường xảy ra ở những người tuổi trung niên và nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với độ tuổi. Theo viện phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ cho rằng có hơn 85% người trên 60 tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học của nhiều người.
Thoái hóa cột sống xuất hiện ở những khu vực nào của cơ thể:
- Vùng lưng: thường gây ra các triệu chứng làm đau lưng, khó khăn khi vận động, chân tay yếu dần… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Vùng cổ: tình trạnh kéo dài sẽ làm đau nhức cổ và lan ra bả vai lẫn cánh tay. Nguy hiểm hơn người bệnh có thể bị đau cứng cổ hoặc liệt tay.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp do yếu tố tuổi tác thì có rất nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng khiến cho cột sống của bạn bị thoái hóa.
Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thường gặp như sau:
- Lão hóa do tuổi tác: đây là nguyên nhân rất khó để tránh khỏi, là quy luật tự nhiên khi tuổi tác càng cao thì vấn đề xương khớp cũng dần yếu đi. Người bệnh khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Thói quen thiếu khoa học: các tư thế ngồi làm gù lưng, gập cổ, nằm ngủ gối cao, hay ngồi lâu không vận động, làm việc mang vác nhiều, đi giày cao gót thường xuyên là những nguyên nhân gây bệnh mắc dù bạn đang còn trẻ.
- Chế độ ăn uống: xương khớp sẽ yếu đi theo thời gian nếu thực đơn hằng ngày của bạn không lành mạnh. Ăn quá nhiều đường, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, sử dụng nhiều rượu bia… không bổ sung các thực phẩm cung cấp canxi và dinh dưỡng cho xương khớp, khiến cột sống ngày một suy yếu lâu dài sẽ bị thoái hóa.
- Chấn thương: các tai nạn trong quá trình sinh hoạt tác động đến cột sống và đĩa đệm khiến xương khớp ngày một suy yếu. Là nguyên nhân phổ biến và trực tiếp nhất gây ra thoái hóa cột sống.
- Bệnh lý về xương khớp: những bệnh như viêm khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, gout… là nguyên nhân gây ra thoái hóa thắt lưng.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống
Tùy vào từng vị trí thoái hóa mà sẽ có các dấu hiệu khác nhau, nhưng thông thường có 2 vị trí thường gặp nhất là ở cổ và vùng thắt lưng.
Thoái hóa đốt sống cổ:
- Các cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng gáy, có thể lan ra bả vai và 2 cánh tay, cảm giác tê bì tăng lên khi bị thoái hóa ở vùng này.
- Cảm giác xoay, cúi, hay cử động sẽ cảm thấy đau nhức là triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ.
- Khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ xuất hiện các cơn đau từ vùng chẩm rồi lan ra đến thái dương, trán lẫn vùng sau hốc mắt.
- Ngoài ra, một số triệu chứng khác như đau nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ… được xem là triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật.
- Một số trường hợp khi gai xương xuất hiện, chèn vào các dây thần kinh làm người bệnh cảm giác cứng vùng cổ vai gáy mỗi sáng thức dậy.
Thoái hóa cột sống lưng:
- Thoái hóa cột sống lưng gây đau ở vùng sống lưng dưới, và sẽ kéo dài trong vài tuần liền.
- Lâu dài những cơn đau sẽ lan rộng đến vùng mông, hông và chân, đặc biệt đau vào ban đêm khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ và mệt mỏi.
- Hoạt động như cúi gập người xuống, hay xoay cơ thể đều rất khó khăn do thoái hóa cột sống lưng.
- Cảm giác tê cứng vùng cơ lưng vào mỗi sáng sớm, người bệnh xoa bóp nhẹ thì triệu chứng này sẽ giảm đi.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống
Những đối tượng sau đây có thể có nguy cơ rất cao mắc bệnh thoái hóa cột sống rất cao:
- Người thừa cân, béo phì
- Người lười vận động thể dục thể thao
- Người có tiền sử chấn thương cột sống hoặc đã từng phẫu thuật cột sống.
- Người làm việc nặng, bê vác thường xuyên
- Người bị viêm khớp vảy nến hoặc có tiền sử
- Người hay uống rượu bia, hút thuốc lá
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Trong gia đình có người từng mắc thoái hóa cột sống
Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống
Hiện nay nhiều phương pháp điều trị tập trung vào việc giảm triệu chứng bệnh chứ không điều trị bệnh tận gốc. Việc lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình điều trị rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng:
Sử dụng thuốc giảm đau:
Một số loại thuốc được chỉ định giúp người bệnh giảm đau hiệu quả có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin
- Thuốc chống viêm không có steroid (Mobic, Celebrex)
- Thuốc mỡ hoặc kem bôi: Golden, profenid gel, Voltaren Emulgel….
- Thuốc giãn cơ Mydocalm, Myonal
- Tiêm ngoài màng cứng đau do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu:
Một số phương pháp được áp dụng giúp giảm đau như:
- Xoa bóp, massage
- Châm cứu
- Kéo giãn cột sống
- Chườm nóng và chườm lạnh
- Điều trị nhiệt: hồng ngoại…
Sử dụng các bài thuốc dân gian:
Các phương pháp dân gian tác dụng giảm đau và mang lại hiệu quả cao cho bệnh thoái hóa cột sống có thể kể đến như:
- Bài thuốc từ lá lốt
- Bài thuốc từ cây xương rồng
- Bài thuốc từ ngải cứu
Những phương pháp dân gian kể trên vô cùng hiệu quả mà đơn giản, có thể thực hiện tại nhà, nguyên liệu lại dễ kiếm và có trong tự nhiên.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đầy đủ kiến thức về bệnh thoái hóa cột sống, nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc nào cần được giải đáp về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được tư vấn về bệnh xương khớp miễn phí nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Ritado
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com