Những Phương Pháp Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Không Thể Bỏ Qua

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Hiện nay, thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, cần phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng sau này. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp 5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến được nhiều người sử dụng nhất.

5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất
5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng như thế nào?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý hàng đầu gây ra các cơn đau nhức ở nhiều cấp độ khác nhau. Thoái hóa khớp gối diễn ra khi quá trình tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn bị mất cân bằng, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, khiến lớp sụn tại 2 đầu xương bị bào mòn hoặc vỡ thành mảnh. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: nhuyễn hoá sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, hình thành gai xương….

Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp gối?

Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) do các sụn khớp gối bị bào mòn, khả năng chịu đàn hồi và chịu lực kém.

Tuy nhiên, theo thông kê hiện nay, thoái hóa khớp gối đang có xu hướng trẻ hóa, có thể do yếu tố di truyền: Khi những người có quan hệ cận huyết trong gia đình (cha, mẹ…) đã bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bị di truyền là rất cao. Hoặc có thể do nội tiết và sự chuyển hóa trong cơ thể: tiểu đường, mãn kinh…

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:

  • Tăng cân, béo phì
  • Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa ở khớp gối, có thể liên quan đến hormon estrogen
  • Do chấn thương gây ra: rách dây chằng trước, tổn thương sụn, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, can lệch.
  • Do tổn thương viêm khác tại khớp gối như: viêm khớp thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout, chảy máu trong khớp…
Béo phì là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
Béo phì là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối

Quá trình thoái hóa khớp diễn ra như thế nào?

  • Đầu tiên, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt.
  • Sau đó, phần xương dưới sụn có dấu hiệu thay đổi cấu trúc và hình dạng, các vết nứt nhỏ bắt đầu xuất hiện.
  • Cuối cùng, lớp sụn ngày càng bị mỏng đi, đến một lúc nào đó không thể che phủ toàn bộ đầu xương nữa. Lúc này, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi vận động, đe dọa nguy cơ tàn phế.

5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối không cần dùng thuốc:

Giảm cân, duy trì cân nặng: Đối với những người béo phì cần có chế độ ăn uống hợp lý để giảm bớt cân nặng. Việc này giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Mức duy trì cân nặng hợp lý (18.5 < BMI < 25). Ngoài ra, cần bổ sung Omega 3, Canxi, Các loại vitamin A, D, C, K… tốt cho sụn khớp.

Cố gắng tập thể dục thường xuyên: Không chỉ đối với bệnh thoái hóa khớp mà hầu hết khi đối mặt với các bệnh lý nào cũng cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Việc này giúp giảm bớt các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối, tăng cường khả năng trao đổi chất cơ thể, tuần hoàn máu lưu thông tốt thúc đẩy quá trình nuôi dưỡng sụn khớp.

Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Người bệnh có thể chườm lạnh để làm dịu cơn đau. Việc này không để lại tác dụng phụ gì và an toàn, tuy nhiên việc này chỉ cải thiện các triệu chứng tạm thời: nó không làm giảm bớt các nguyên nhân cơ bản của đau đầu gối và sẽ không cải thiện chức năng khớp lâu dài.

Châm cứu: Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp châm cứu để để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.

Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay
Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả hiện nay

Xoa bóp, massage: Tương tự như biện pháp chườm nóng, chườm lạnh. Việc xoa bóp, massage cũng chỉ mang tính tạm thời giúp thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực này.

Vật lý trị liệu: Nếu tình trạng thoái hóa khớp khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, các bài tập vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt cho khớp. Ngoài ra, họ cũng chỉ bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, sao cho ít gây đau khớp nhất.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc

Sử dụng thuốc Tây y:

  • Dùng thuốc giảm đau Paracetamol: Thuốc này thường được sử dụng cho những người đang trong giai đoạn bệnh còn nhẹ. Paracetamol ít để lại tác dụng phụ nên được lựa chọn trong việc giảm đau do thoái hóa khớp gây ra.
  • Các loại thuốc chống viêm không steroid như: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen (Aleve) hoặc chất ức chế COX-2(Celebrex). Thuốc này được sử dụng đối với những bệnh nhân thoái hóa khớp ở giai đoạn vừa đến nặng để làm giảm sưng và viêm khớp.
  • Các thuốc chống thoái hóa khớp như: Glucosamine, Diacerein và Chondroitin. Những loại thuốc này giúp làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp trong thời gian ngắn.
  • Tiêm nội khớp thuốc corticosteroid hoặc acid hyaluronic: Để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp nhanh, kích thích quá trình tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp bạn cũng có thể tiêm nội khớp corticosteroid hoặc acid hyaluronic

Sử dụng thuốc Đông y:

Bên cạnh những sản phẩm thuốc Tây y, điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y cũng nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân. Bởi:

  • Thành phần từ thiên nhiên, an toàn và lành tính cho người sử dụng
  • Không để lại tác dụng phụ và rủi ro như thuốc Tây y
  • Tiết kiệm được chi phí
  • Hiệu quả sử dụng cao: cải thiện các triệu chứng hiệu quả, tác dụng lâu dài, ngăn ngừa tái phát các triệu chứng thoái hóa

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cũng cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và có chế độ ăn uống hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất

Phương pháp phẫu thuật khớp gối

Khi tình trạng đau nhức khớp gối diễn biến nghiêm trọng và các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết.

Phẫu thuật nội soi khớp gối:

Khi thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ ngay vùng bị tổn thương để chữa trị. Nhờ diện tích vết mổ nhỏ mà nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật là rất thấp. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy bớt đau hơn, đồng thời không phải quá lo lắng về vấn đề mất máu quá nhiều trong lúc phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp gối:

Đây là phương pháp thay thế khớp gối bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Phương pháp này giúp loại bỏ những hư tổn do thoái hóa khớp, tái tạo bề mặt khớp gối. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các khớp nối mới sẽ có tuổi thọ trên 10 năm

Phẫu thuật đục xương chỉnh trục:

Phương pháp này thực chất là thay đổi trục cơ học của chân bằng cách thêm hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi. Việc này giúp giảm áp lực lên bề mặt khớp thoái hóa làm giảm đau và chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, phương pháp này thường áp dụng đối với thoái hóa khớp gối sớm, một khoang, hay gặp ở bệnh nhân có biến dạng chân kiểu vẹo trong hay vẹo ngoài.

Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại:

Phương pháp này thường áp dụng đối với những người bị tổn thương sụn khớp gối có diện tích không lớn ( 1- 4 cm2). Khi phẫu thuật ghép xương sụn tự thân phần xương tại nơi ghép sẽ được liền lại, nhờ đó sụn ghép sẽ sống, bám chặt và đảm bảo chức năng.

Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y: Người bệnh không nên quá nóng vội vì thuốc Đông y tuy hiệu quả cao nhưng tác dụng chậm. Đồng thời, người bệnh cũng phải chú trọng đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, sử dụng các thực phẩm tốt cho xương khớp như: Canxi, Omega 3, vitamin… để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả triệt để hơn.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Đối với phương pháp phẫu thuật: Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà có phương pháp phẫu thuật thích hợp. Lúc này, người bệnh cần lưu ý giữ vết mổ luôn khô và sạch sẽ cho đến khi nó lành hẳn. Sử dụng băng, gạc tiệt trùng sẽ giúp giảm kích ứng từ quần áo tác động lên vết thương. Đương nhiên, tương tự với phương pháp điều trị bằng thuốc Đông y, người bệnh cũng phải kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn 5 phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa khớp gối.

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button