Phương Pháp Chẩn Đoán Và Điều Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hậu quả của việc các lớp sụn bảo vệ đệm và các mô xung quanh khớp bị hư hại và tổn thương. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng, trong đó, thoái hóa khớp là bệnh có khả năng mắc cao nhất. Bệnh này tuy không nguy hiểm về tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tàn tật suốt đời. Vậy ngày nay có những phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp
Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Những nguyên nhân và triệu chứng của thoái hóa khớp mà bạn cần biết

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa, các tế bào sụn không còn khả năng sản sinh và tái tạo, ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi của khớp. Tuy nhiên, ở những người trẻ vẫn rất dễ bị thoái hóa khớp, có thể do di truyền từ những người có quan hệ cận huyết trong gia đình, những thay đổi nội tiết tố gây ra: mãn kinh, tiểu đường…

Bên cạnh đó, còn do những nguyên nhân sau:

  • Béo phì: Khi một người bị béo phì, khả năng di chuyển của họ sẽ bị hạn chế, việc này khiến các cơ bắp xương yếu dần theo thời gian. Đồng thời, làm gia tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp hông mỗi khi vận động.
  • Do chấn thương gây ra: Những chấn thương này có thể từ những tai nạn trong quá trình chơi thể thao, vận động mạnh, tai nạn giao thông làm tổn thương đến các khớp, như: dây chằng trước bị rách, viêm bao hoạt dịch, gãy xương, can lệch…
  • Những hoạt động gây căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp.
  • Dị dạng xương: Đối với những bệnh nhân bị dị dạng khớp hoặc có những khiếm khuyết về sụn thì khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao.
  • Do các bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, chảy máu trong khớp, dính khớp, bệnh gout, viêm mủ…

Triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và giữa các khớp bị ảnh hưởng. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng thường xảy ra ở  khớp gối, khớp hông, các khớp nhỏ bàn tay. Các triệu chứng đó là:

  • Đau nhức vùng bị tổn thương: Lúc đầu có thể chỉ đau  mỗi khi vận động, về sau cơn đau tăng dần lên, âm ỉ và liên tục.
  • Mỗi khi vận động phát ra tiếng lạo xạo ở các khớp.
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp (không quá 30 phút), đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Những khớp bị thoái hóa sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng tấy và khi ấn nhẹ vào nơi bị thoái hóa sẽ cảm thấy khớp mềm hơn bình thường.
  • Biến dạng khớp (có thể quan sát được)
  • Có thể xuất hiện xương thừa xung quanh khớp bị thoái hóa.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Các những phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp

Dựa vào các triệu chứng của người bệnh:

Phương pháp này dựa vào những triệu chứng của thoái hóa khớp đã nêu ở trên: đau nhức, cứng khớp, sưng tấy, biến dạng khớp, mềm khớp… để chẩn đoán. Ngoài ra, còn dựa vào các dấu hiệu như tràn dịch khớp do phản ứng viêm của màng dịch hoạt.

Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh:

  • Chụp X- quang: Phương pháp này dựa vào kết quả hình ảnh xét nghiệm X-quang để chẩn đoán thông qua 4 giai đoạn của bệnh:
  •       Giai đoạn 1: Hình thành các gai xương nhỏ
  •       Giai đoạn 2: Thấy rõ gai xương
  •       Giai đoạn 3: Khe khớp hẹp
  •       Giai đoạn 4: Khe khớp hẹp nhiều, xương dưới sụn bị xơ.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những tổn thương khớp bằng cách sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao để quan sát. Phương pháp này không những giúp tiết kiệm chi phí, không xâm lấn, không gây đau  mà còn an toàn, không bị ảnh hưởng từ các bức xạ ion hóa. Chính vì thế có thể sử dụng cho mọi đối tượng.
  • Nội soi khớp: Đối với phương pháp này, bác sĩ có thể trực tiếp quan sát những tổn thương của khớp, từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh. Phương pháp này diện tích tổn thương nhỏ, nên bệnh nhân sẽ ít đau hơn và không mất nhiều máu. Đặc biệt, sau phẫu thuật sẽ không gặp phải biến chứng.
  • MRI: Phương pháp này hiện đang rất phổ biến trên toàn thế giới, bởi hình ảnh thu được có độ phân giải cao, hình ảnh rõ nét của cấu trúc ổ khớp, xương, sụn khớp, gân cơ… thuận tiện trong việc chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, chụp MRI không sử dụng tia X và không xâm lấn vào cơ thể, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 
Siêu âm khớp giúp phát hiện những tổn thương của khớp
Siêu âm khớp giúp phát hiện những tổn thương của khớp

Đọc thêm: Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa

Điều trị thoái hóa khớp như thế nào?

Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân: Béo phì làm gia tăng trọng lực lên các khớp xương, về lâu về dài sẽ gây tổn thương lên sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp. Chính vì vậy, người béo phì cần có chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp tập luyện thể dục thể thao phù hợp để giảm cân đồng thời tốt giúp xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, khi béo phì người bệnh dễ mắc phải các loại bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp….
  • Vật lý trị liệu: Hiện nay, phương pháp điều trị này được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho những đối tượng có tình trạng bệnh nhẹ, còn đối với những đối tượng phục hồi chức năng sau phẫu thuật, mắc các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng… tuyệt đối không nên tự ý tập tại nhà vì có thể gây phản ứng ngược, dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng.
  • Tập thể dục điều độ: Việc tập luyện thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe, tim mạch mà còn rất tốt cho xương khớp, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và các khớp trở nên linh hoạt, hạn chế tình trạng thoái hóa.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Để tốt cho xương khớp, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, các loại vitamin, Omega 3…

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc giảm đau: Paracetamol và Acetaminophen là loại thuốc giảm đau được nhiều người sử dụng nhất. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời và dành cho những người có tình trạng bệnh nhẹ.

Thuốc chống viêm không steroid (aspirin, ibuprofen…): Thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn Paracetamol. Nhưng nếu quá lạm dụng thuốc có thể để lại 1 số tác dụng phụ: loét dạ dày, suy gan, suy tủy, suy thận…

Tiêm corticosteroid: Bệnh nhân sẽ được tiêm corticosteroid khi bệnh diễn biến trầm trọng và khớp bị viêm. Thuốc giúp giảm hiện tượng viêm khớp, giảm đau nhức ở khớp. Tuy nhiên, tương tự với các loại thuốc Tây khác, khi sử dụng thuốc này cũng có nguy cơ để lại các tác dụng phụ: tăng đường huyết, suy giảm miễn dịch, kích ứng vết tiêm…

Thuốc giúp phục hồi sụn khớp Glucosamine: Thuốc này giúp kích thích sản sinh collagen và proteoglycan tự nhiên,  làm phục hồi và cải thiện độ đàn hồi của mô sụn. Tuy nhiên thuốc này mang lại tác dụng chậm.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng.  Vì những lý do sau đây:

  • Thành phần 100% từ thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng.
  • Khác với Tây y, thuốc giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh chứ không phải giải pháp tạm thời. Song song đó, thuốc hoàn toàn lành tính và không để bất cứ tác dụng phụ nào.
  • Thuốc Đông y không chỉ chú trọng vào mỗi việc cải thiện tình trạng xương khớp mà còn tập trung vào việc nâng cao sức khỏe toàn thân, điều hòa khí huyết, bổ thận…

Tuy nhiên, đối với thuốc Đông y, tác dụng mang lại chậm nên cần phải kiên trì. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên.

Điều trị thoái hóa khớp từ thuốc đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng
Điều trị thoái hóa khớp từ thuốc đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng bệnh quá nghiêm trọng, người bệnh nên đến bác sĩ để khám và tiến hành phẫu thuật.

Nội soi: Phương pháp này giúp quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh hơn và chính xác hơn. Khi phẫu thuật nội soi, bệnh nhân sẽ cảm thấy ít đau hơn, đồng thời, thời gian phục hồi cũng được rút ngắn lại. Đa số bệnh nhân sau khi phẫu thuật sẽ không gặp biến chứng gì. Tuy nhiên, một số ít có thể gặp phải những biến chứng nặng như nhiễm trùng, xuất huyết nặng, hình thành cục máu đông…

Rửa khớp: Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp ở giai đoạn 2 và 3, bị kẹt khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm màng dịch khớp… Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá nguy cơ để lại biến chứng không cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp gặp biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu…

Ghép tế bào sụn tự thân: Những bệnh nhân có diện tích vùng sụn bị tổn thương không lớn hoặc bị thoái hóa do chấn thương gây ra nên sử dụng phương pháp này (thường là những bệnh nhân trẻ). Ghép tế bào sụn tự thân giúp phục hồi sụn, cải thiện độ đàn hồi, giống sụn bình thường. Tuy nhiên, chi phí cho việc điều trị này khá cao và phải trải qua 2 lần phẫu thuật.

Thay khớp: Khi diễn biến bệnh nặng, không còn phương pháp điều trị nào khác phù hợp thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật thay khớp. Đối với phương pháp này, người bệnh có nguy cơ đối mặt với những rủi ro lớn và chi phí điều trị cao.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin các phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Khi phát hiện những triệu chứng thoái hóa khớp hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button