Loãng xương là căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy, xảy ra chủ yếu ở người già và phụ nữ sau mãn kinh. Để ngăn chặn quá trình này, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao cho sức khỏe. Vậy những rủi ro khi sử dụng thuốc loãng xương là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé!
-
Tổng quan về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương xảy ra khi mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần khiến xương yếu dần đi và dễ bị tổn thương dù những va chạm hoặc chấn thương nhẹ.
Loãng xương có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Tuổi tác: Khi về già, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa dần theo thời gian, hàm lượng canxi trong xương ít dẫn đến tình trạng mật độ chất giảm dần đi gây loãng xương
- Do tính chất công việc: thường xuyên mang vác vật nặng, lao động vất vả
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Lười vận động
-
Rủi ro khi sử dụng các loại thuốc loãng xương
Rủi ro khi sử dụng các thuốc giúp tạo xương
Canxi:
Canxi được bào chế dưới dạng muối cacbonat, lactat, gluconat, citrat. Khi lượng canxi trong cơ thể vượt quá mức sẽ gây quá tải cho thận dẫn đến tình trạng sỏi niệu quản, sỏi thận…
Bên cạnh đó, việc dùng canxi quá liều có thể gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim kèm theo các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn,…
Vitamin D và các chất chuyển hóa vitamin này:
Đây là thuốc thường được kết hợp dùng chung với canxi giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng vitamin D quá liều và kéo dài trong một thời gian sẽ gây nhiễm độc, tăng calci huyết và các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, chán ăn, khô miệng, chuột rút, táo bón, buồn nôn, đau cơ, đau xương, mạch máu bị vôi hóa…Thậm chí, còn gây tổn thương thận tăng huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, co giật, chảy máu võng mạc…
Rủi ro khi sử dụng các thuốc chống hủy xương
Bisphosphonates:
Đây là loại thuốc thường được chỉ định ban đầu cho hầu hết bệnh nhân loãng xương. Tuy nhiên, thuốc bisphosphonates tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Viêm loét dạ dày: xảy ra do quá trình sử dụng không đúng cách, chẳng hạn như uống thuốc với rất ít nước, nằm uống hoặc uống xong đi nằm ngay,… khiến thuốc bị đọng lại ở thực quản và gây viêm loét dạ dày
- Rối loạn tiêu hóa: biểu hiện rõ nhất là đau bụng, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy nhẹ…
- Gãy xương: đây được coi là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của bisphosphonates. Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài, những thành phần của thuốc gắn kết với canxi trong máu sẽ làm giảm sự canxi hóa trong xương khiến xương yếu dần đi và dễ gãy hơn.
Estrogen
Mặc dù, thuốc estrogen có tác dụng tái tạo xương và phòng ngừa bệnh loãng xương nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc không đúng theo sự chỉ dẫn các bác sĩ rất dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: ung thư nội tử cung, quá sản nội mạc tử cung, tăng huyết áp, ung thư vú…
Calcitonin
Đây là một loại hormone nhân tạo có tác dụng duy trì nồng độ Canxi trong máu, chống loãng xương. Tuy nhiên sử dụng thuốc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hoặc nhẹ hơn có thể là đau đầu, mất ngủ, tiêu chảy, co cứng bụng…
Đọc thêm: Thoái Hóa Khớp Gối Nên Gì Và Không Nên Ăn Gì?
-
Dùng thuốc loãng xương thế nào cho đúng?
Để sử dụng thuốc loãng xương đúng cách, tránh những rủi ro xảy ra, người bệnh nên thăm khám bệnh đầy đủ. Trên kết quả cơ sở chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp, liều lượng dùng và thời gian sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý một số vấn đề trong quá trình uống thuốc như:
Đối với thuốc chống loãng xương Bisphosphonate:
- Người bệnh không nên uống thuốc khi đói hoặc quá no, cách sau khi ăn 2 tiếng.
- Khi uống thuốc nên uống với nhiều nước, ngồi thẳng và giữ tư thế này trong khoảng 5 phút,. tránh thuốc bị đọng lại ở thực quản. Đặc biệt, không nên uống gì sau khi uống thuốc 30 phút.
- Nếu đang sử dụng mà bị đau cơ, đau khớp, thì phải ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ.
Đối với thuốc estrogen:
- Thuốc estrogen chỉ được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh loãng xương do sụt giảm hormone nữ nghiêm trọng, tránh tự ý mua về và sử dụng.
- Không dùng thuốc liên tục trong vòng 3 tháng.
- Không sử dụng thuốc không có nguồn gốc rõ ràng
Đối với thuốc Calcitonin:
- Đây là loại thuốc bổ sung trong quá trình điều trị nên không được dùng riêng lẻ.
- Những người mắc hội chứng cường giáp tuyệt đối không được sử dụng thuốc Calcitonin
- Khi cần sử dụng calci và vitamin D, người bệnh nên dùng sau Calcitonin khoảng 4 tiếng.
Như vậy, thuốc loãng xương vô cùng nguy hiểm nếu được sử dụng không đúng cách. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loãng xương, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chuabenhkhop sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com