Top Những Nguyên Nhân Gây Đau Khớp Gối Mà Bạn Nên Biết!

Nguyên nhân gây đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là vấn đề rất hay gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đây chính là triệu chứng báo hiệu cho nhiều bệnh nghiêm trọng sắp xảy ra, không nên chủ quan. Nếu như lúc trước, bệnh đau khớp gối đa số chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi thì ngày nay xu hướng đó đang dần trẻ hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy nguyên nhân gây đau khớp gối là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây đau khớp gối là gì?
Nguyên nhân gây đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là gì?

Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể, đồng thời cũng là nơi chịu áp lực lớn của trọng lượng cơ thể. Có cấu tạo khá phức tạp, gồm 3 xương tạo thành: Xương đùi, xương cẳng chân và xương bánh chè, các xương này được nối với nhau bởi một mạng lưới gồm rất nhiều dây chằng, sụn, gân và cơ. Khớp gối là nơi có tần suất hoạt động nhiều, do đó nó rất dễ bị tổn thương.

Đau khớp gối là tình trạng về bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng trong và xung quanh khớp gối do những tổn thương từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch.

Nguyên nhân gây đau khớp gối là do đâu?

Đau khớp gối sau chấn thương

Chấn thương khớp gối có thể được xem là nguyên nhân phổ biến của việc đau khớp gối. Có thể là do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động đã làm tổn thương đến xương, sụn và dây chằng. Cơn đau có thể xuất phát từ các chấn thương sau đây:

Bong gân: Là tình trạng chấn thương dây chằng do tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.

Tổn thương dây chằng: Xảy ra khi đầu gối chịu lực tác động quá lớn đến khớp làm cho dây chằng bị chấn thương. Lúc này, vùng đầu gối trở nên lỏng lẻo, khi đi sẽ phát ra tiếng “rắc”. Tổn thương dẫn đến những cơn sưng đau cho vùng xung quanh và hạn chế vận động gối.

Tổn thương sụn chêm: Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông và tai nạn thể thao làm tổn thương đến một hoặc cả hai sụn chêm. Người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường trong khoảng thời gian vừa mới chấn thương rách sụn chêm. Nhưng sau đó 2-3 ngày, đầu gối bị sưng nề, gây đau nhức, khó khăn trong việc vận động.

Gãy xương: Tình trạng gãy xương xảy ra do chấn thương năng lượng cao, chẳng hạn như ngã từ trên cao hoặc va chạm xe hơi. Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, sưng, biến dạng ở vùng bị gãy xương, cử động khó khăn. Nếu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành bó bột để các mảnh xương lành lại. Còn nếu tình trạng nặng, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật gấp để chỉnh lại vị trí và ổn định xương.

Trật khớp: Là tình trạng xương đùi và xương chày bị tách khỏi vị trí ban đầu, xảy ra  do chịu các lực tác động lớn. Trật khớp gối là một tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến một số dây chằng, mạch máu và các dây thần kinh quan trọng.

Những chấn thương là nguyên nhân gây ra đau khớp gối
Những chấn thương là nguyên nhân gây ra đau khớp gối

Đọc thêm: Đau khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp gây ra

Thoái hóa khớp gối: Xảy ra khi quá trình tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn bị mất cân bằng hoặc do những nguyên nhân khác: chấn thương, béo phì, lười vận động, thói quen hay ngồi xổm… Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp khi duỗi chân và đau nhức mỗi khi vận động.

Viêm khớp gối: Là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi hoạt động, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau và vận động khó khăn. Cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài tối đa 30 phút.

Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng rối loạn tự miễn trong cơ thể, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô trong chính cơ thể. Gây đau khớp, cơn đau kéo dài liên tục cả ngày lẫn đêm, cứng khớp vào buổi sáng, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp.

Bệnh gout: Là bệnh rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu và trong khớp xương làm chèn ép dây thần kinh cảm giác. Bệnh gout gây ra những cơn đau khớp, đặc biệt đau dữ dội về đêm. Ngoài ra, còn làm người bệnh cảm thấy: Sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi sức khỏe suy giảm.

Viêm bao hoạt dịch gối: Là tình trạng viêm một túi chứa đầy dịch lỏng (bao hoạt dịch) nằm ở gần khớp gối. Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kì bao hoạt dịch nào trong khớp gối. Tuy nhiên,  phía trước xương bánh chè hoặc phía trong đầu gối, bên dưới khớp là những nơi có khả năng xảy ra cao hơn.

Bệnh Osgood – Schlatter: Hay còn gọi là bệnh viêm lồi củ trước xương chày. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ có độ tuổi đang phát triển. Theo thống kê bệnh hay gặp ở bé trai từ 12 – 14 tuổi và bé gái từ 10 – 13 tuổi.  Xảy ra do chấn thương bởi sự kéo giãn quá mức của gân xương bánh chè tại điểm bám của nó vào đầu xương không chắc chắn, dẫn tới các gãy xương vi mô. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau, sưng nề và căng vùng phía trên lồi củ chày, và sẽ đau hơn khi vận động. Bệnh này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng, và có thể tái phát cho đến khi bé ngừng phát triển.

Các yếu tố nguy cơ khác gây ra đau khớp gối

Ngoài những nguyên nhân do chấn thương và các bệnh lý về xương khớp thì lối sống không lành mạnh (thức khuya, thường xuyên sử dụng chất kích thích, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…) cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến dễ mắc các bệnh lý về xương khớp. Bên cạnh đó, việc tăng cân quá nhanh hoặc béo phì cũng dễ khiến bạn bị đau khớp gối, do áp lực mà khớp gối phải chịu là lớn hơn.

Một số lưu ý trong vấn đề ăn uống

Ngoài việc ăn uống điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lý ra thì trong quá trình ăn uống cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế ăn mặn: những thức ăn mặn, chứa nhiều muối sẽ làm cho cơ thể bị tích nước và phù nề, từ đó mà làm tăng thêm áp lực lên khớp gối.
  • Tránh ăn nhiều rau củ họ cà: đa số thành phần trong các loại rau củ họ cà như ớt chuông, khoai tây, cà tím, cà chua… có chứa saponin không tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Thay vào đó bạn có thể bổ sung các loại quả mọng, hạt lanh, bông cải xanh, cá béo, nấm, đậu nành…
  • Tránh các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá… vì đó là nguyên nhân gây ra các phản ứng viêm cho các khớp, làm ức chế sự hiệu quả của các loại thuốc điều trị.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin A, D cũng như thực phẩm giàu omega-3 để giúp hệ cơ xương khớp luôn luôn được khỏe mạnh.
Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa đau khớp gối
Chế độ ăn lành mạnh giúp phòng ngừa đau khớp gối

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin những nguyên nhân đau khớp gối. Để phòng ngừa các nguy cơ về xương khớp, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý đồng thời kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhé!

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button