Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xuất hiện với những triệu chứng không thực sự rõ ràng làm người bệnh chủ quan, đến khi bệnh trở nặng thì gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên việc tìm hiểu về các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng ngay từ đầu sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh thuận lợi hơn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Tại sao thắt lưng dễ bị thoái hóa?
Thoái hóa cột sống thắt lưng xuất hiện ở mọi vị trí với nhiều mức độ tác động khác nhau. Nhưng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vị trí L3, L4, L5 và gây ra các cơn đau dữ dội.
Cột sống là nơi chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như mang vác, cúi, ngồi sai tư thế, làm việc nặng… lâu dài với sự tác động của lão hóa thì cột sống lưng sẽ dễ bị thoái hóa, thậm chí là thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi mà ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, nguyên nhân do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, cũng như phụ thuộc vào tính chất công việc.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính với các triệu chứng phức tạp, nên việc nhận biết những dấu hiệu bệnh sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh dễ dàng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt.
Những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Đau mỏi vùng thắt lưng
Khi mới mắc bệnh, các cơn đau xuất hiện nhưng không thật sự rõ ràng khiến người bệnh nhằm tưởng là các cơn đau thông thường. Nhưng khi bệnh tiến triển ở các giai đoạn tiếp theo thì các cơn đau sẽ xuất hiện ngày một nhiều và âm ỉ hơn. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt và thuyên giảm sau khi bạn nghỉ ngơi.
Cứng cột sống lưng
Cảm giác mỗi sáng thức lưng của mình bị cứng lại, mọi hoạt động đều bị hạn chế. Để sinh hoạt được bình thường người bệnh phải vặn vẹo cơ thể trên giường khoảng 5-10 phút mới có thể đi lại bình thường khi lưng đã mềm ra.
Hạn chế tầm hoạt động
Khi mắc bệnh các hoạt động hằng ngày như cúi người, vươn vai, xoay ngang hoặc nghiêng người đều rất khó khăn để thực hiện. Với các giai đoạn bệnh nặng hơn thì các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn với các hoạt động trên khiến người bệnh ngại vận động hơn.
Đau thần kinh tọa
Khi các gai xương được hình thành chèn ép lên rễ thần kinh khiến tình trạng đau thần kinh tọa diễn ra nhiều và dai dẳng hơn. Các cơn đau xuất hiện tùy vào vị trí bị chèn ép có thể là vùng hông, bắp chân hay là phần chân vì thế người bệnh sẽ cảm thấy chân của mình ngày càng yếu đi.
Đốt sống xuất hiện tiếng lục cục
Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp ngày càng mỏng đi, chất hoạt dịch tiết ra ngày một ít đi, khiến các đốt xương bị bào mòn và ma sát vào nhau. Khi người bệnh vận động, các tiếng kêu lục cục bắt đầu xuất hiện trong cột sống báo hiệu cột sống đang bị thoái hóa nghiêm trọng.
Biến dạng cột sống
Nếu bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như thoát vị đĩa đệm hay đau rễ thần kinh làm biến dạng khớp do hẹp lỗ liên hợp. Biểu hiện cho sự biến dạng này là tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống là dễ dàng nhận thấy nhất.
Làm gì khi gặp triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Nếu gặp phải những triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng kể trên bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Một số xét nghiệm như là chụp X-quang, chụp MRI, xét nghiệm máu,… là những phương pháp giúp bác sĩ nhận biết về tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị phù hợp.
Mỗi người sẽ có một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả khác nhau, cho nên bạn cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về cách điều trị bệnh, tránh việc nghe theo những người không có chuyên môn dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.
Cách điều trị thoái hóa thắt lưng hiệu quả
Mục đích của việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là giúp giảm đi những cơn đau, làm chậm đi quá trình thoái hóa của xương khớp, giúp khôi phục khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc điều trị cần nhiều thời gian và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau thì người bệnh sẽ kiểm soát bệnh một cách dễ dàng.
Một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng dưới đây đã được áp dụng và mang lại kết quả tích cực:
Điều trị bệnh bằng thuốc:
Thuốc tây y:
- Thuốc giảm đau: paracetamol là giải pháp giúp giải quyết nhanh các cơn đau nhẹ, với những cơn đau nặng hơn bác sĩ sẽ cho bạn uống kết hợp paracetamol với codein hoặc tramadol.
- Thuốc chống viêm không steroid: thuốc có tác dụng giảm viêm và bớt sưng hiệu quả ở đốt sống, nhưng cần sử dụng đúng liệu lượng tránh các tác dụng phụ lên dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc giãn cơ: thuốc tolperisone và eperisone là 2 loại thuốc giúp giãn cơ cải thiện các cơn đau khi bị co cứng cơ do thoái hóa.
- Tiêm corticoid tại chỗ: đây là phương pháp được tính đến sau khi sử dụng các loại thuốc trên không có tác dụng. Corticoid được tiêm vào thẳng cột sống giúp ức chế miễn dịch tránh tình trạng viêm, đau nhức do thoái hóa gây ra. Nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện.
Đông y:
Các bài thuốc đông y xuất phát từ các loại thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, sử dụng lâu dài mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều các bài thuốc chưa được kiểm chứng rõ ràng, cho nên việc lựa chọn một bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình là rất quan trọng.
Những bài thuốc đông y kết hợp với liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp cải thiện nhanh các cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra, khôi phục các chức năng trong cơ thể.
Điều trị không dùng thuốc
Điều trị tại nhà:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: những dưỡng chất thiết yếu mà người bệnh xương khớp cần bổ sung như là canxi, omega-3, vitamin D, K, E… để giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức mạnh xương và sụn khớp. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả cũng cần nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vì sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm đóng hộp như thịt nguội, pate, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, cũng như hạn chế chất kích thích vì đó là tác nhân làm cho các phản ứng viêm diễn ra nhanh hơn.
- Thể dục thể thao thường xuyên: vận động giúp cơ xương khớp được dẻo dai, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp máu huyết được lưu thông, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe cơ thể.
- Sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức tránh căng thẳng, thay đổi tư thế ngồi và sinh hoạt tránh gây áp lực lên cột sống, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp được các chuyên gia khuyên nên áp dụng để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh. Các tác động vật lý bằng nhiệt, điện, tia hồng ngoại,… sẽ giúp giảm đi các cơn đau nhức, phục hồi các chức năng của cơ xương khớp.
Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, liệu pháp bùn nóng và suối khoáng, sử dụng đai lưng để ổn định cấu trúc xương cột sống.
Châm cứu, xoa bóp
Phương pháp này giúp máu huyết được tuần hoàn, giảm đi các cơn đau hiệu quả, khôi phục chức năng vận động của xương khớp. Châm cứu và xoa bóp là sử dụng kim châm hoặc bàn tay tác động vào các huyệt trên cơ thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật giúp ổn định lại cấu trúc của cột sống, cải thiện các cơn đau nhức gây khó chịu, phục hồi chức năng vận động và là sự lựa chọn tuyệt vời. Nhưng chi phí cho một ca phẫu thuật không hề nhỏ, và cũng tùy vào tình trạng bệnh để xem xét có nên phẫu thuật hay không. Cho nên, các bác sĩ thường cân nhắc rất kỹ trước khi cho bệnh nhân thực hiện ca phẫu thuật.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra các cơn đau nhức dữ dội, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc tìm ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như giảm chi phí đáng kể. Hy vọng bài viết về dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng trên đây đã giải đáp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn.
Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com