Đau Gót Chân là bệnh lý thường xảy ra do các chấn thương như bong gân, căng cơ, viêm cân gan chân,… Ngoài ra, nhiều trường hợp, những dấu hiệu của bệnh cũng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để khắc phục đúng cách là rất cần thiết.
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau gót chân là hiện tượng đau mỏi hoặc nhức nhối ở vị trí gót chân. Cơn đau có thể lan rộng ra cả bàn chân, giảm khả năng đứng và đi lại của người bệnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể cảm thấy tê bì, ngứa ra, tê buốt ở vị trí bàn chân.
Bệnh lý này có thể bị đau gót chân trái hoặc đau gót chân phải. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, mời bạn đọc tìm hiểu tiếp.
Đau gót chân là bệnh lý xảy ra chủ yếu do các chấn thương
Nguyên nhân gây đau gót chân và biểu hiện
Theo các chuyên gia xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau gót chân. Dưới đây là một số yếu tố điển hình tác động và gây bệnh cũng như các biểu hiện đi kèm:
Viêm gân gót chân
Viêm gân gót chân là một bệnh lý, được gọi là viêm gân Achilles. Đây là nguyên nhân gây đau gót chân dễ gặp nhất ở hầu hết người bệnh. Thông thường, do lạm dụng gân Achilles quá nhiều nên mới dẫn đến viêm và tổn thương.
Tình trạng viêm gân gót chân xảy ra với những người thường xuyên phải chạy bộ, người chơi thể thao. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau gót chân do viêm gân Achilles là:
-
Những cơn đau nhẹ xuất hiện ở phía trên gót chân hoặc phía sau chân..
-
Cơn đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh chạy đường dài, chạy nước rút hoặc khi leo cầu thang.
-
Khớp bị cứng và đau nhiều vào buổi sáng.
Viêm bao hoạt dịch
Đây là hiện tượng những túi nhỏ chứa chất lỏng đệm cho cơ gần các khớp, gân và xương bị viêm, dẫn đến đau nhức khó chịu. Khi bị đau gót chân do viêm bao hoạt dịch, các triệu chứng thường khá nặng nề. Chúng có thể lan từ vị trí tổn thương đến mũi chân, bàn chân. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn khi ấn vào hoặc di chuyển.
Một số biểu hiện thường gặp ở người bị đau gót chân do viêm bao hoạt dịch:
-
Vị trí tổn thương bị sưng và đỏ.
-
Cứng khớp.
-
Đi lại khó khăn.
Đứt gân gót chân
Đứt gân gót chân là một chấn thương nguy hiểm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến gót chân và mặt sau của cẳng chân. Khi bị đứt gân gót, các liên kết giữa xương gót và cơ bắp mất đi, tính ổn định bị giảm và xuất hiện tình trạng đau nhức nghiêm trọng. Người bệnh gần như không thể đi lại và thực hiện các chuyển động ở bàn chân.
Đứt gót chân làm mất sự liên kết giữa xương và cơ bắp, gây đau nhức
Dấu hiệu nhận biết bị đứt gân gót chân:
-
Chấn thương xảy ra, vùng gót chân có tiếng kêu lộp bột.
-
Gót chân và bắp chân đau đột ngột, cơn đau ở mức nghiêm trọng.
-
Gót chân sưng tấy.
-
Bàn chân không đẩy hoặc uốn cong được.
-
Đẩy chân ra khi đi bộ khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được.
-
Chân bị thương không thể đứng được.
Xương có khối u
Khi bị đau gót chân, người bệnh cần cảnh giác trường hợp có khối u xương ở vị trí này. Khối u thường xuất hiện do sự phát triển quá mức và phân chia tế bào xương một cách bất thường.
Khối u hạn chế các mô và tế bào khỏe mạnh bị phá hủy. Từ đó, có nguy cơ bị ung thư xương.
Bạn đọc có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau:
-
Đau âm ỉ và không thường xuyên ở giai đoạn khối u mới hình thành.
-
Đau nghiêm trọng và thường xuyên hơn theo thời gian dài.
-
Một khối mô nhỏ xuất hiện, bệnh nhân có thể sờ thấy.
-
Cơ thể mệt mỏi, thường đổ mồ hôi về đêm và sốt.
Đau gót chân do viêm tủy xương
Viêm tủy xương hình thành do vi khuẩn, nấm tấn công vào xương, gây nhiễm trùng. Xương vùng bàn chân có tỷ lệ bị viêm tủy nhiều hơn, dẫn đến đau gót chân. Người bệnh thường sẽ cảm thấy các triệu chứng như sau:
-
Buồn nôn
-
Sốt và rét run.
-
Vùng bị nhiễm trùng sưng tấy và đỏ, nóng.
-
Chọc dò thấy mủ.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Khi đau gót chân kèm theo hiện tượng tê bì, buốt, có thể bạn đang bị thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên ở vùng bàn chân bị tổn thương.
Đau gót chân do thần kinh ngoại biên thường có các triệu chứng:
-
Tê, ngứa ran vùng bàn chân, gót chân.
-
Đau buốt, đau nhói hoặc nóng rát.
-
Cơ bị yếu, khả năng vận động suy giảm.
-
Mất tính linh hoạt ở bàn chân.
Bệnh nhân đau gót chân kèm theo tê bì và buốt do bệnh lý thần kinh ngoại biên
Viêm cân gan chân
Đây là một dạng rối loạn và viêm xảy ra ở vùng gan bàn chân. Cơ này nối với gót chân và các ngón chân nên khi bị viêm, nó sẽ khiến hiện tượng đau gót chân bùng phát. Người bệnh sẽ cảm thấy:
-
Đau nhức nghiêm trọng ở dưới bàn chân và gót chân.
-
Khi đứng lâu, ngồi lâu cơn đau có dấu hiệu nặng nề hơn.
-
Hạn chế khả năng đi lại và uốn cong bàn chân.
Gãy xương gót chân do chịu áp lực
Làm việc nặng cường độ cao, quá độ có thể dẫn đến gãy xương gót chân, gây đau gót chân. Những vết nứt nhỏ hình thành trên xương, xảy ra do một thời gian dài chịu áp lực nặng từ việc di chuyển, vận động nhiều. Các triệu chứng nhận biết bệnh là:
-
Giai đoạn đầu của bệnh gần như không đau hoặc chỉ là những cơn đau nhẹ.
-
Cơn đau có xu hướng tăng dần theo thời gian.
-
Sưng tấy quanh khu vực bị đau.
Gãy xương gây đau đớn do xuất hiện các vết nứt nhỏ trên xương
Gai gót chân
Ở người cao tuổi, khi bị đau gót chân có thể là biểu hiện của gai gót chân. Đây là hiện tượng canxi tích tụ ở vòm bàn chân và gót chân, tiến triển ở mặt dưới và mặt sau của gót chân. Các cơn đau xuất hiện với tình trạng nóng ran, sưng viêm làm giảm chức năng vận động của chân.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác bên dưới đây:
-
Hội chứng đường hầm cổ chân.
-
Dị tật haglund
-
Gót chân giả
-
Viêm cột sống dính khớp.
-
Bong gân và căng cơ,
Chẩn đoán bệnh đau gót chân
Để đánh giá và đưa ra được kết luận nguyên nhân đau gót chân để có phác đồ điều trị phù hợp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh với người bệnh.
Kiểm tra lâm sàng
Các bác sĩ tiến hành thực hiện:
-
Kiểm tra chấn thương và tiền sử bệnh.
-
Kiểm tra triệu chứng bên ngoài
-
Đánh giá khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.
-
Đánh giá khả năng chịu lực của bàn chân đang bị đau gót chân.
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh:
-
Chụp X-quang: Cho hình ảnh rõ nét của xương gót chân và bàn chân, tìm kiếm các tổn thương và xác định nguyên nhân.
-
Chụp cộng hưởng từ: Cho hình ảnh rõ về cấu trúc ổ khớp, gân cơ, và dây thần kinh, mạch máu. Qua đó, xác định tình trạng đau gót chân xuất phát từ tổn thương mô mềm hay không.
Hình ảnh chẩn đoán chân thật, rõ ràng
Cách điều trị đau gót chân phổ biến
Dựa trên nguyên nhân gây đau gót chân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các phương pháp điều trị phù hợp sẽ được đưa ra. Dưới đây là một số cách phổ biến, được nhiều người áp dụng và giới chuyên gia khuyên dùng:
Điều trị bệnh tại nhà
Với các trường hợp bệnh mới khởi phát, triệu chứng bệnh chưa rõ ràng và chưa gây nguy hiểm, người bệnh có thể chọn cách bảo tồn tại nhà bằng cách chữa đau gót chân dân gian như sau:
-
Nghỉ ngơi: Người bị đau gót chân nên nghỉ ngơi để tránh vận động chân càng nhiều càng tốt. Điều này giúp cho vị trí tổn thương được thư giãn, giảm đau và hạn chế các áp lực. Từ đó, quá trình chữa lành được diễn ra thuận lợi hơn.
-
Chườm đá: Sử dụng đá lạnh chườm vào vị trí đau từ 10 – 15 phút mỗi lần giúp giảm triệu chứng đau nhức.
-
Sử dụng nẹp: Dùng nẹp vào ban đêm giúp giảm đau gót chân và tăng tính ổn định cho bàn chân, mắt cá chân.
-
Sử dụng giày vừa vặn: Người bệnh không nên đi chân trần khi bị đau gót chân bởi nó có thể khiến cơn đau thêm trầm trọng. Bạn nên chọn những đôi giày rộng đủ thoải mái hoặc mang những đôi dép có lót đệm mềm mại.
Dùng thuốc hỗ trợ
Ngoài các mẹo trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ. Những loại thuốc dưới đây thường có trong đơn người đau gót chân:
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm sưng đỏ ở vị trí tổn thương. Thuốc dùng cho những cơn đau trung bình. Một số tên thuốc phổ biến là Ibuprofen, Naproxen và Aspirin.
-
Thuốc corticosteroid: Thuốc này được tiêm trực tiếp vào gót chân, giảm đau và chống viêm mạnh.
Thuốc giảm đau giúp hạn chế triệu chứng đau nhức gót chân ở mức nhẹ và trung bình
Phẫu thuật
Với trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng được với thuốc điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật điều trị đau gót chân. Cụ thể:
-
Người không đáp ứng với thuốc (sau 3 tháng sử dụng).
-
Đau gót chân do các nguyên nhân viêm tủy xương, khối u xương, gai xương lớn, đứt gân Achilles.
-
Có dây thần kinh bị chèn ép.
-
Đau nhức quá nặng khiến khả năng đi lại hạn chế.
Các bác sĩ có thể chỉ định mổ mở hoặc mổ nội soi để điều trị tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Cách phòng ngừa đau gót chân
Bệnh đau gót chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng nên việc ngăn ngừa hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, thay vào đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Cụ thể:
-
Hạn chế tăng cường độ làm việc với gót chân và bàn chân.
-
Thực hiện các bài tập căng cơ trước khi chơi thể thao, tập thể dục.
-
Chọn đôi giày phù hợp, vừa với chân và mục đích sử dụng.
-
Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế tạo áp lực lên chân.
-
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng như omega-3, canxi, vitamin D, vitamin C và các chất chống oxy hóa.
Nhìn chung, đau gót chân gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với quá trình vận động của người bệnh. Bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể được điều trị bằng nhiều cách dựa trên tình trạng bệnh. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với bệnh này, cần thăm khám và điều trị ngay khi có biểu hiện bất thường.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com