Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có sự thay đổi tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không đi khám chữa kịp thời khiến triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn. Vậy phải làm gì nếu bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là những cơn đau tập trung xung quanh vùng đầu gối ngay khi hoạt động và có thể kéo dài trong quá trình nghỉ ngơi. Trong nhiều trường hợp, cơn đau lan lên vùng đùi, hông hoặc lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy tê bì, ngứa ran, châm chích hai chân, xuất hiện các vết thâm tím hoặc tiếng lạo xạo do xương khớp va chạm ở vùng đầu gối, gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động hàng ngày…
Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Tuổi tác
Khi tuổi cao, kích thước cơ bắt đầu co lại và mật độ xương suy giảm. Ngay cả những công việc thường ngày cũng khiến hệ thống xương khớp căng thẳng và dễ chấn thương. Trong khi đó, đầu gối là nơi chịu áp lực liên tục của toàn bộ cơ thể và phải hoạt động thường xuyên. Vì vậy, người cao tuổi thường cảm thấy đau nhức đầu gối, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
Người cao tuổi thường cảm thấy đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng đầu gối.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Hoạt động quá mức: Mang vác nặng thường xuyên, tập luyện thể thao quá sức là nguyên nhân tạo áp lực mạnh lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là đầu gối. Từ đó, xương sụn, dây chằng, gân cơ… có thể bị tổn thương và thoái hóa sớm, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì.
Lười vận động: Khi lười vận động, dịch khớp tiết ra ít và dây chằng co cứng. Điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động vùng đầu gối khiến người bệnh đứng lên ngồi xuống khó khăn. Đôi khi, tình trạng đau nhức có thể xảy ra do khớp gối không được bôi trơn, các đầu xương chà xát mạnh vào nhau. Đây là trường hợp phổ biến đối với những đối tượng như: nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người lười vận động…
Tập thể dục sai tư thế: Nếu thực hiện các động tác không đúng tư thế, bạn có thể lệch khớp gối, tổn thương sụn, đứt dây chằng, tràn dịch ổ khớp… Từ đó, tình trạng đau nhức dữ dội xuất hiện làm cản trở các hoạt động hàng ngày.
Chế độ ăn thiếu dưỡng chất
Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, đầu gối trở nên kém linh hoạt, cơ bắp yếu dần, các chấn thương khi vận động mạnh, luyện tập thể thao có thể dễ dàng xảy ra. Từ đó, triệu chứng đau nhức đầu gối xuất hiện và trầm trọng hơn khi đứng lên ngồi xuống.
Một số hoạt chất tốt cho xương khớp bao gồm:
➤ Protein: là thành phần cấu tạo chính của xương. Khi tiêu thụ đủ lượng protein, các tế bào xương bị bào mòn trong quá trình vận động được bù đắp nhanh chóng, khắc phục những tổn thương vùng đầu gối. Protein có mặt nhiều trong thịt, cá, ngũ cốc, các loại hạt…
➤ Canxi: là khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, cải thiện những vết nứt, gãy và phòng ngừa tình trạng loãng xương. Thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, đậu nành…
➤ Vitamin D: là hoạt chất giúp cơ thể tiếp nhận và sử dụng canxi, hình thành nên khung xương hoặc sửa chữa những tổn thương. Vitamin D có thể được hấp thụ qua da bằng cách tắm nắng. Ngoài ra, vi chất này còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng, các loại cá béo…
➤ Vitamin C: đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp dây chằng và sụn khớp chắc khỏe. Không những thế, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp gối, hạn chế sự hình thành gai xương chèn ép dây thần kinh. Thực phẩm chứa nhiều vi chất này bao gồm: cam, quýt, cà chua, kiwi, rau xanh…
Canxi có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thiên nhiên.
Chấn thương
Khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài, xương khớp vùng đầu gối có thể bị chấn thương. Những mảnh xương vỡ tự do di chuyển và làm rách các mô mềm xung quanh như dây chằng, cơ, tủy sống… Từ đó, triệu chứng đau nhức xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh đứng lên ngồi xuống.
Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi, cơ thể chủ động tăng chuyển hóa. Điều này dẫn đến các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau quanh vị trí tổn thương.
Béo phì
Khi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, áp lực lên hệ thống xương khớp vùng đầu gối tăng lên, gây đau nhức triền miên.
Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Nguyên nhân bệnh lý
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp, ví dụ:
➤ Thoái hóa khớp gối: Đây là căn bệnh phổ biến của tuổi già và đang có xu hướng lan rộng ở lớp trẻ do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dịch bôi trơn tiết ra ít, dây chằng dày lên và căng cứng. Điều này gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng đau nhức khớp gối và ngăn cản quá trình hoạt động.
➤ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Do chấn thương hoặc các đốt sống sai lệch chèn ép lâu ngày, lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách. Từ đó, nhân nhầy thoát ra và có nguy cơ tác động mạnh vào rễ thần kinh, tủy sống, gây đau nhức vùng thắt lưng, hông, lan xuống đùi, đầu gối. Nếu không có phương pháp khắc phục kịp thời, tình trạng teo cơ, mất cảm giác các chi hoặc tê liệt vĩnh viễn có thể xảy ra.
➤ Gai cột sống thắt lưng: Quá trình bù đắp tế bào xương bị rối loạn hình thành nên vết lõm hoặc gai xương ở rìa các đốt sống. Khi gai xương phát triển quá to, chèn ép mạnh vào những mô mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống… gây đau nhức từ vùng thắt lưng xuống đùi, đầu gối, cẳng chân và các đầu ngón chân.
➤ Viêm khớp gối: Bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tổn thương phần mềm quanh khớp (màng hoạt dịch, sụn, gân, cơ, dây chằng…), nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gout)… Những triệu chứng thường gặp là đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ đầu gối, tê bì chân, thu hẹp phạm vi hoạt động…
Viêm khớp khiến đầu gối đau nhức, sưng tấy.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không?
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống do lối sống sinh hoạt, ăn uống chưa lành mạnh không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu có biện pháp khắc phục hợp lý, tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài ngày.
Tuy nhiên, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống do yếu tố bệnh lý thường lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Cơn đau kéo dài khiến người bệnh lo lắng, trầm cảm, mất tập trung trong công việc và học tập… Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như: teo cơ, mất cảm giác các chi, liệt vĩnh viễn…
Để tránh hậu quả đáng tiếc, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín khám và điều trị nếu bắt gặp các triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức dữ dội vùng đầu gối cả ban ngày lẫn ban đêm kéo dài hơn 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Tình trạng sưng, nóng, đỏ xuất hiện liên tục xung quanh đầu gối.
- Phạm vi vận động bị thu hẹp, người bệnh không thể thực hiện được những hoạt động cơ bản như đi lại, đứng lên ngồi xuống…
- Khi cố gắng hoạt động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục phát ra ở các khớp xương.
Hướng xử lý phù hợp
Trong trường hợp đau nhức nhẹ, xuất hiện với tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà.
Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội kèm theo các hiện tượng như sưng, nóng, đỏ, vận động khó khăn… người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.
Với trường hợp nhẹ
➤ Nghỉ ngơi: Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh nên hạn chế cử động khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Đây là khoảng thời gian giúp khớp gối thư giãn và tái phục hồi những tổn thương.
➤ Tác động nhiệt: Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào từng trường hợp:
- Chườm lạnh: Phương pháp này phù hợp cho các chấn thương mới từ 24 – 48 giờ đầu, giúp giảm đau, tiêu viêm, khắc phục sưng tấy. Cách tiến hành: Dùng túi đá chườm quanh đầu gối theo chuyển động tròn trong vòng 5 – 10 phút với tần suất 2 – 5 lần/ngày.
- Chườm nóng: Liệu pháp giúp hạn chế tình trạng đau nhức mạn tính, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu, không phù hợp cho những vết thương còn sưng viêm. Cách tiến hành: Dùng túi nhiệt đắp lên đầu gối trong khoảng 20 phút, tối đa 3 lần/ngày.
➤ Luyện tập thể thao: Các bài tập thể thao đơn giản giúp đẩy mạnh hấp thu dưỡng chất, làm lành nhanh chóng vị trí bị tổn thương, xoa dịu cơn đau vùng đầu gối. Đồng thời, việc luyện tập giúp tăng sức bền và chất lượng của cơ xương khớp. Trong đó, yoga là lựa chọn phù hợp cho người bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống với các động tác như: tư thế chiến binh II, tư thế tam giác, tư thế cái cây…
Tư thế chiến binh II là động tác yoga phù hợp cho người bị đau nhức đầu gối.
Với trường hợp nặng
Sử dụng thuốc giảm đau
Khi cơn đau trở nên dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Lưu ý rằng quá trình dùng thuốc phải đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng, đúng thời điểm để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, phổ biến nhất là suy gan, thận…
Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Aspirin, Meloxicam, Naproxen…
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…
- Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Tizanidine…
- Vitamin B.
Vật lý trị liệu
Phương pháp tác động cơ học lên vị trí tổn thương giúp xoa dịu đau nhức, thư giãn gân, cơ, dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn kích thích cơ thể sản sinh những chất hóa học tự nhiên, đặc biệt nhất là endorphin giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến cho người đau cứng cổ sau gáy: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, laser…
Tiêm khớp
Người bệnh có thể tiêm khớp tại cơ sở y tế uy tín để khắc phục cơn đau và cải thiện khả năng vận động:
➤ Tiêm acid hyaluronic: Acid hyaluronic là một chất lỏng đặc, tương tự như dịch bôi trơn tự nhiên ở khớp gối. Liệu pháp này giúp khắc phục đau nhức và cải thiện phạm vi hoạt động. Thời gian duy trì tác dụng có thể kéo dài đến 6 tháng.
➤ Tiêm corticosteroids: Mục đích chính là giảm đau và ngăn chặn triệu chứng viêm trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ như yếu cơ, tăng đường huyết, giảm đề kháng…
➤ Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): PRP là chế phẩm từ máu chứa hàm lượng tiểu cầu cao, gồm nhiều yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học. Tiêm PRP có khả năng giảm đau và tái tạo những tổn thương ở đầu gối trong thời gian ngắn.
Tiêm khớp gối là phương pháp cải thiện triệu chứng đau nhức tạm thời.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được bác sĩ đề xuất khi những biện pháp khác không mang lại hiệu quả, các triệu chứng diễn biến trầm trọng đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh. Một số phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Kỹ thuật hiện đại giúp loại bỏ hoặc sửa chữa mô sụn hư hỏng, tái tạo những dây chằng bị rách.
- Phẫu thuật thay khớp gối: Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc toàn phần sụn và xương dưới sụn, thay bằng các bộ phận nhân tạo.
Phòng ngừa đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Để ngăn ngừa cơn đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, bạn lưu ý những vấn đề sau:
- Lên thực đơn ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là: protein, canxi, vitamin D, vitamin C… từ các thực phẩm thiên nhiên để cơ xương khớp luôn khỏe mạnh.
- Không tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia… vì đây là những nguyên nhân cản trở quá trình hấp thụ canxi của xương.
- Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế áp lực chèn ép lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối.
- Luyện tập thể thao đều đặn, đúng tư thế, phù hợp với thể trạng của bản thân giúp khớp gối luôn dẻo dai, tăng sức bền của cơ xương.
- Nên vận động nhẹ nhàng 5 – 10 phút sau khi giữ nguyên một tư thế quá lâu.
Hỗ trợ giảm đau nhức đầu gối hiệu quả
Người bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể tham khảo sử dụng sản phẩm viên xương khớp ANCOPLUS đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả.
ANCOPLUS được phát triển dựa trên nghiên cứu hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền của các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp xoa dịu đau nhức, chống viêm hiệu quả. Việc thành công nghiên cứu ra kỹ thuật tách chiết hoạt chất KGA1 từ cây địa liền đã tạo bước ngoặt lớn cho sản phẩm hỗ trợ các vấn đề về xương khớp. Bởi tác dụng của KGA1 vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y điều trị xương khớp phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…
ANCOPLUS đáp ứng tốt cho các đối tượng:
- Người bị đau đầu gối, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay…
- Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
Công Ty TNHH MTV Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com