Cảnh báo: Top những triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, với số lượng ca mắc tăng cao mỗi năm. Chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh này, đặc biệt cần lưu ý khi xuất hiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm dưới đây.

Những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là cấu trúc sụn, nằm trong khung xương, nằm ở giữa đốt sống lưng và cổ. Bộ phận này có trách nhiệm giảm áp lực của cột sống, bảo vệ xương khi cơ thể hoạt động như đi lại, mang vác hoặc cong người. 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm là do vùng đĩa đệm bị lệch ra ngoài so với vị trí ban đầu hoặc bào mòn gây chèn ép tủy sống, các dây thần kinh trong ống sống, gây ra tình trạng đau nhức từng cơn kéo dài.

Tùy vào vị trí, tình trạng mà thoát vị đĩa đệm được phân biệt khác nhau. Nhưng phổ biến nhất hiện nay là thoát vị vùng cổ và thắt lưng. 

thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm

Top những triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến

Người bị thoát vị có rất nhiều triệu chứng, còn tùy vào mức độ lệch của đĩa đệm, vị trí đau và thể trạng sức khỏe người bệnh. Thời gian đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ, có thể chịu được hoặc dùng thuốc giảm đau tại nhà. Nhưng khi bệnh trở nặng, cơn đau dữ dội hơn, kèm thêm sự mệt mỏi, vận động khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ đến liên tục, vùng lưng đau buốt, cảm giác cúi gập, vặn người rất khó khăn.

  • Cơn đau lan rộng: Khi nhẹ chỉ đau riêng vùng thắt lưng. Nhưng khi trở nặng, cơn nhức vùng thắt lưng sẽ lan rộng xuống mông, mặt trước và sau đùi, cảm giác tê bì râm ran phần mu bàn chân.

  • Đau đớn khi vận động: Khi không vận động, ngồi yên một chỗ hoặc nghỉ ngơi, cơn đau có thể không xuất hiện. Nhưng khi người bệnh cử động chân tay, ngay cả khi hắt hơi, nằm nghiêng người cũng cảm thấy đau hơn. Đặc biệt khi ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ cũng gây khó chịu. 

  • Khả năng vận động bị hạn chế: Các hoạt động thường ngày như ưỡn ngực, cúi người, dùng sức cầm nắm đều khó khăn khi thực hiện. Việc dùng sức khi vận động rất vất vả, tay chân mất sức. Tư thế đi lại bị vặn vẹo, có thể phải lệch sang một bên để chống đau. Trường hợp đau dữ dội không chịu được, người bệnh phải nằm bất động 1 bên để cơn đau dịu xuống. 

  • Mất khả năng kiểm soát cơ thể: Đây là khi phần nhầy của đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, khiến người bệnh không còn có cảm giác, không thể tự chủ trong việc: đại tiểu tiện, bại liệt, teo cơ, rối loạn cảm nhận, hội chứng đau khập khiễng cách hồi, bại liệt,…

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cổ

Một số triệu chứng phổ biến thường gặp như:

  • Đau dọc vùng vai gáy: Cơn đau do các đốt sống cổ số 1,2 hoặc cả vùng vai gáy, cơn đau ban đầu có thể chỉ khiến căng cứng cổ, sau đó không thể xoay, cử động.

  • Đau nhức lan rộng: Người bệnh sẽ thấy khó chịu từng cơn, lan rộng từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay, bàn tay, sau đó lan lên đầu, hốc mắt.

  • Cường độ đau không rõ ràng: Những cơn đau thất thường, không đồng nhất, có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, cảm thấy đau hơn khi nghiêng cổ, cúi đầu, hắt hơi, ho.

  • Mất cảm giác: Mất dần hoặc không cảm nhận được cơ lực tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cầm nắm, mang vác, thậm chí mặc quần áo.

  • Yếu cơ: Chân tay yếu đi, người bệnh thậm chí không thể tự đứng vững, chân hoặc đùi tự run khi đứng quá sức.

  • Các yếu tố khác: Đau lồng ngực một bên, khó thở, táo bón, khó tiêu

Thoát vị đĩa đệm cổ

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Nếu xuất hiện những triệu chứng thoát vị đĩa đệm như kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được giúp đỡ. Một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định thực hiện như:

Chẩn đoán lâm sàng

Các bác sĩ sẽ khám tổng quát, thăm hỏi chi tiết về vùng sưng đau, tìm ra các tác nhân gây bệnh:

  • Giai đoạn đau cấp: Xuất hiện sau chấn thương hoặc làm việc gắng sức, tái phát nhiều lần. Vòng sợi lồi hoặc đĩa đệm lồi ra sau nhưng vòng sợi không chịu tổn thương. 

  • Giai đoạn chèn ép rễ: Các triệu chứng rễ bị chèn ép như đau đớn những lúc đi lại, vận động, hắt hơi,.. vòng sợi đã đứt, phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch.

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chụp X-quang: Kiểm tra mức độ lệch vẹo cột sống, mất ưỡn cột sống, hẹp khoang,… từ đó xác định vị trí đĩa đệm bị thoái hóa.

  • Chụp MRI: Cộng hưởng từ MRI cho kết quả chính xác về vị trí, hình thoát vị, số tần thoát vị thực tế của bệnh nhân. Đây được đánh giá là phương pháp hiện đại, mang hiệu quả cao và được áp dụng rất nhiều tại các trung tâm y tế lớn. 

  • Chụp cắt lớp vi tính + bao rễ cản quang: Đây là phương pháp thay thế khi không thể thực hiện chụp MRI. Phương pháp này có thể mang đến kết quả chính xác về mức độ, vị trí thoát vị.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? 

Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu chủ quan với những triệu chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể hảo đối diện với sự đau đớn dọc sống lưng, ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Rối loạn bài tiết: Hội chứng mất cảm giác và chức năng tự chủ sự bài tiết, đại tiểu tiện của cơ thể, thường xuyên tiểu dầm, nước tiểu chảy vô thức không thể ngăn cản.

  • Tổn thương hệ thần kinh: Những cơn đau dai dẳng mỗi ngày, lan rộng nhiều vị trí, chỉ cần vận động là khó chịu, kể cả khi nằm nghỉ.

  • Bại liệt, tàn phế: Biến chứng nặng nhất do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người bệnh sẽ mất khả năng vận động, không thể đi lại, hoạt động.

  • Rối loạn cảm giác: Biến chứng phổ biến nhất, có thể kể đến nóng lạnh bất thường, không có cảm giác, tê bì,..

  • Bên cạnh đó là những biến chứng khác như: Áp lực tâm lý dẫn đến stress, đau đớn,…

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm

Phòng tránh bệnh thoát vị bằng những cách nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn đọc cần có những phương pháp ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm:

  • Khi làm việc, thường xuyên đổi tư thế sau một thời gian, đảm bảo đĩa đệm không chịu áp lực tại một chỗ quá lâu. Khi cảm thấy đau cần nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc thư giãn thả lỏng, xoa bóp những vùng đau nhức.

  • Thường xuyên tập thể dục, lựa chọn những bài tập vừa sức với bản thân, không nên tập quá sức, dễ kiệt sức dẫn đến chấn thương.

  • Kết hợp làm việc xen kẽ nghỉ ngơi, điều này giúp đĩa đệm thư giãn, phục hồi.

  • Duy trì chỉ số cân nặng luôn ở mức hợp lý, cân đối, tránh khung xương phải chịu áp lực trong thời gian dài.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất có lợi cho xương khớp, nhất là vitamin D, canxi,….

  • Tránh xa hoặc không sử dụng những chất có hại cho xương khớp như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ có gas, cồn,…. Những chất này có thể kích thích sự đau đớn, làm mòn và giòn phần đĩa đệm, xương.

  • Tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ 1 đến 2 lần trong năm, phát hiện sớm những vấn đề xương khớp để can thiệp kịp thời.

  • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, đến ngay các cơ sở y tế để được giúp đỡ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn đọc cần biết về triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Hi vọng với những chia sẻ trên, chúng tôi đã giúp bạn một phần nào đó trong quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh tật của mình. 

Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

Hotline: 0866 67 27 88

Website: www.ritado.vn

Email: ritadovn@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button