Những Điều Cần Biết Về Thoái Hóa Cột Sống Lưng

Những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng

Theo Viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ có hơn 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa cột sống lưng. Đây là một căn bệnh mãn tính, gây ra cho người bệnh những đau đớn và khó khăn khi vận động. Vậy thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không? Hãy cùng chuabenhkhop tìm hiểu về chủ đề những điều cần biết về thoái cột sống lưng nhé!

Thoái hóa cột sống lưng là gì?

Cột sống được xem là trụ cột của cơ thể, nó là một dãy xương dài nối liền từ sọ đến xương chậu, được cấu thành từ 33 – 35 đốt xương sống. Ở giữa các đốt sống sẽ có các đĩa đệm, giữ vai trò hạn chế ma sát và lực tác động từ bên ngoài.

Thoái cột sống lưng xảy ra khi các đĩa đệm và khớp bị biến đổi theo chiều hướng teo lại, kết hợp với những tổn thương ở sụn, phần xương dưới sụn và sự thay đổi của màng hoạt dịch.

Thoái hoá cột sống lưng diễn ra ở các phần khác nhau của cột sống. Điển hình nhất là thoái hóa ở các đốt từ L1 đến L5. Tác động của bệnh cũng sẽ khác nhau giữa các cá nhân, nhưng chúng thường có triệu chứng chung là gây đau nhức và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Các đốt sống từ L1 đến L5 là những đốt dễ bị thoái hóa nhất
Các đốt sống từ L1 đến L5 là những đốt dễ bị thoái hóa nhất

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống lưng

Việc xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống lưng hiệu quả hơn.

Nguyên nhân khách quan

Tuổi tác

Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về xương khớp. Khi tuổi càng cao, hệ thống xương khớp cũng sẽ trở nên lão hóa và yếu dần đi. Điều này dẫn đến cột sống lưng dễ bị thoái hóa.

Gen di truyền

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp cho thấy rằng, nếu trong một gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh thoái cột sống lưng thì khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc căn bệnh này.

Bị dị tật bẩm sinh

Đây là trường hợp khá hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Khi ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi có sự phát triển bất thường ở cột sống như nứt đốt sống, cong vẹo cột sống,… những dị tật này dễ dẫn đến bị thoái hóa cột sống lưng từ rất sớm.

Nguyên nhân chủ quan

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương khớp của cơ thể. Việc không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên ăn thức ăn nhanh sẽ khiến cho cơ thể thiếu canxi, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp.

Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… cũng làm ảnh hưởng đến việc trao đổi chất, gây cản trở quá trình nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn. Từ đó, quá trình lão hóa của xương khớp được đẩy nhanh, gây ra thoái hóa.

Thừa cân, béo phì

Nghiên cứu cho thấy, người béo phì có khả năng mắc thoái hóa cột sống lưng cao gấp 3 lần người bình thường. Trọng lượng của cơ thể tác động trực tiếp lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống lưng. Do đó, khi cân nặng cơ thể quá lớn sẽ gây ra cho cột sống một áp lực lớn. Lâu ngày sẽ xuất hiện những tổn thương và dẫn đến thoái hóa cột sống lưng.

Người béo phì có khả năng mắc thoái hóa cột sống lưng cao gấp 3 lần người bình thường
Người béo phì có khả năng mắc thoái hóa cột sống lưng cao gấp 3 lần người bình thường.

Chấn thương

Các chấn thương lưng mà bạn đã gặp phải do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay thể thao cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống lưng. Dù các chấn thương này đã được chữa lành nhưng nó vẫn sẽ có nguy cơ để lại các di chứng, khiến cho khả năng chịu tác động của các đốt sống và địa đệm bị suy yếu nên rất dễ bị thoái hóa.

Tính chất công việc

Đối với những công việc phải thường xuyên mang vác vật nặng, lâu ngày sẽ gây ra cho cột sống những tổn thương nhất định, dễ mắc các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, nhân viên văn phòng cũng là đối tượng có tỉ lệ mắc thoái hóa cột sống lưng rất cao do tư thế ngồi làm việc không đúng cách.

 Những triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, hoặc các triệu chứng sẽ biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, mức độ của các cơn đau sẽ tăng lên và các triệu chứng nặng hơn cũng sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn đang gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã bị thoái hóa cột sống lưng:

  • Đau, cứng khớp vùng thắt lưng
  • Yếu ở tay hoặc chân
  • Sự phối hợp giữa tay và chân kém
  • Cột sống phát ra tiếng kêu
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Đau và co thắt cơ bắp
  • Đau đầu
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

Xem thêm: Dấu Hiệu Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng Là Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống lưng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây cho người bệnh nhiều đau đớn cùng những biến chứng nguy hiểm khác:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh thoái hóa cột sống lưng. Khi các đốt sống lưng và đĩa đệm bị thoái hóa, nhân nhầy của đĩa đệm sẽ chệch ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các dây thần kinh gây tê bì, đau nhức.
  • Đau thần kinh tọa: Thoái hóa cột sống hình thành các gai xương chèn ép vào dây thần kinh tọa gây ra các cơn đau tỏa ra dọc theo lưng dưới qua hông, mông và xuống từng chân.
  • Biến dạng cột sống: Áp lực của quá trình thoái hóa tác động lên cột sống lưng diễn ra lâu ngày sẽ gây ra biến dạng cột sống như: gù lưng, cong vẹo cột sống…
  • Bại liệt: Tình trạng thoái hóa cột sống lưng nếu để kéo dài hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.

Điều trị thoái hóa cột sống lưng

Điều trị tại nhà

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, omega-3 và vitamin D như: các loại hạt, phô mai, các loại đậu, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ, hàu, tôm, lòng đỏ trứng… để nuôi dưỡng sụn khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất từ rau xanh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp.

Tránh sử dụng các thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… đây là tác nhân gây viêm và làm cho sức khỏe xương khớp yếu đi.

Xây dựng chế độ luyện tập hợp lý

Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho xương khớp dẻo dai hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Tuy nhiên, người thoái hóa cột sống lưng cũng cần lưu ý, tránh cái bài tập nặng, tác động trực tiếp đến lưng sẽ dễ dẫn đến những chấn thương không mong muốn. Người bệnh nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng với cường độ phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ…

Các bài tập yoga nhẹ nhàng phù hợp với người bị thoái hóa cột sống lưng
Các bài tập yoga nhẹ nhàng phù hợp với người bị thoái hóa cột sống lưng.

Điều chỉnh các thói quen không tốt

Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, học tập cho đúng cách, không gù lưng hay nằm lên bàn.

Không mang vác vật nặng và cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi cột sống lưng có dấu hiệu đau nhức.

Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc.

Điều trị y tế

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay trong Tây y và Đông y đều có những loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống lưng hiệu quả.

Đối với Tây y, thuốc sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng, tuy nhiên nó có khả năng gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

Còn đối với thuốc Đông y, thành phần từ thảo dược thiên nhiên sẽ ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng, ngoài điều trị các triệu chứng, các bài thuốc Đông y còn giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp. Nhưng nó đòi hỏi phải kiên trì do thuốc sẽ phát huy tác dụng chậm hơn thuốc Tây.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao, sử dụng các yếu tố vật lý tác động lên vùng lưng bị thoái hóa để giúp ngăn chặn các cơn đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được dùng cho người bị thoái hóa cột sống lưng như: massage, điện xung, sóng ngắn, siêu âm trị liệu…

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị sau cùng, khi bệnh thoái hóa cột sống lưng đã ở giai đoạn nặng và hình thành những biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật sẽ giúp người bệnh phục hồi được khả năng vận động và loại bỏ được các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người bệnh.

Thoái hóa cột sống lưng tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhưng nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị sớm. Trên đây là những điều cần biết về thoái hóa cột sống lưng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoái hóa cột sống lưng, hãy để lại bình luận bên dưới. Chuabenhkhop sẻ giải đáp các thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button