Nguyên Nhân Gây Thoái Hóa Khớp Và Biện Pháp Phòng Ngừa

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất trong hơn 100 dạng viêm khớp. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt hằng ngày, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh. Hãy cùng chuabenhkhop tìm hiểu về các nguyên nhân gây thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp mà bạn không nên bỏ qua

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và các mô xung quanh khớp bị tổn thương, sụn khớp và đĩa đệm bị bào mòn, dịch khớp không còn tiết ra nhiều gây ra hiện tượng viêm. Bệnh gây cảm giác đau nhức và cứng khớp cho người bệnh.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi khớp trên cơ thể, các vị trí bị thoái hóa thường gặp nhất như: khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, cổ chân, thoái hóa đốt sống cổ…

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

1.  Tuổi tác

Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp. Cũng giống như các yếu tố bên ngoài như da, tóc, mắt… khi tuổi tác càng cao xương khớp của chúng ta cũng sẽ suy yếu và lão hóa theo thời gian. Tế bào sụn của người trưởng thành sẽ không còn khả năng tự sinh sản và tái tạo nữa, dẫn đến các mô khớp và mô sụn mất đi tính đàn hồi, dễ bị bào mòn, bị nứt vỡ hoặc trở nên khô cứng.

Nghiên cứu cho thấy, tình trạng thoái hóa khớp thường tăng nhanh khi ở độ tuổi 40 và tăng mạnh khi chúng ta 60 tuổi. Ở độ tuổi dưới 50, phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp hơn so với nam giới.

Tuy nhiên, ngày nay tỉ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh về xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng đang tăng nhanh, do gặp phải chấn thương hoặc có thói quen sinh hoạt không đúng cách, làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của xương khớp.

2.  Di truyền

Cũng trong một nghiên cứu cho thấy, nếu trong gia đình có ông bà hay cha mẹ bị mắc bệnh thoái hóa khớp thì khả năng cao con cái của họ cũng sẽ mắc căn bệnh này.

Di truyền có thể là cơ sở quan trọng giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

3.  Thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn người bình thường. Do trọng lượng của cơ thể tác động, gây áp lực lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là các khớp gối, khớp háng và khớp hông. Việc chịu áp lực lớn trong thời gian dài sẽ khiến cho hệ thống xương khớp bị quá tải dẫn đến thoái hóa.

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao

Ngoài ra người béo phì cũng là đối tượng có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao. Khi lượng đường huyết trong cơ thể cao cũng sẽ làm cho sụn khớp bị khô cứng và dễ bị tổn thương khi chịu áp lực. Tình trạng này có thể gây viêm khắp cơ thể và có khả năng mất đi sụn khớp.

4.  Chấn thương

Khi có ngoại lực tác động trực tiếp lên các khớp xương sẽ gây ra những chấn thương cho khớp. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.

Các chấn thương này có thể xảy ra khi chúng ta gặp phải tai nạn trong lao động, trong thể thao hay giao thông. Những chấn thương thường gặp có thể gây ra thoái hóa khớp như: trật khớp, chấn thương dây chằng, rách vỡ sụn khớp… Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người trẻ tuổi bị thoái khớp.

5.  Tính chất công việc

Tính chất công việc của bạn cũng có thể là nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp. Đặc biệt đối với những công việc phải thường xuyên mang vác vật nặng hoặc lặp đi lặp lại một hành động trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng cũng là đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao, do tư thế ngồi làm việc sai cách, thường khom lưng, cúi đầu, dễ dẫn đến thoái hóa vùng thắt lưng hoặc đốt sống cổ.

Các triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp

Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp
Không nên chủ quan với những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

Các triệu chứng thoái hóa khớp thường phát triển chậm và sẽ nặng hơn theo thời gian. Dù do nguyên nhân nào thì bệnh nhân thoái hóa khớp cũng sẽ gặp phải các biểu hiện chung như:

–         Có cảm giác đau đi kèm với cứng vùng khớp bị thoái hóa.

–         Có tiếng kêu lục khục phát ra từ các khớp khi cử động

–         Suy yếu cơ, sưng tấy

–         Phạm vi cử động bị hạn chế ở các khớp bị thoái hóa.

Thông thường các cơn đau sẽ biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau sẽ trở nên nặng và kéo dài hơn, khiến các sinh hoạt hằng ngày của người bệnh trở nên khó khăn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Ngoài những nguyên nhân không thể thay đổi hay phòng ngừa được như các yếu tố tuổi tác, di truyền. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp do các nguyên nhân có thể thay đổi được.

1.  Chế độ ăn uống khoa học

Dù không có một chế độ ăn uống cụ thể nào dành cho người bệnh thoái hóa xương khớp nhưng vẫn có một số chất dinh dưỡng có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh như: Axit béo omega-3, vitamin C, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.

Người thoái hóa khớp cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Các chất trên có thể gây cứng cơ và làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị.

2.  Kiểm soát cân nặng và đường huyết

Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể là biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa khớp hiệu quả nhất. Việc có một cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm áp lực của trọng lượng lên hệ thống xương khớp, từ đó ngăn ngừa bệnh phát triển.

Có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một biện pháp giảm cân hữu hiệu.

Bên cạnh đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần uống thuốc và tuân thủ chế độ ăn uống do bác sĩ đưa ra để có thể kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp.

3.  Rèn luyện thể dục thể thao

Một chế độ luyện tập khoa học sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Bên cạnh đó việc tập thể dục còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, duy trì cơ thể cân đối, tăng cường sức khỏe tim phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút để luyện tập, có thể là các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mỗi người như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội…

Để tránh chấn thương không đáng có bạn nên tập luyện với cường độ hợp lý, có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến các khớp.

Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng với cường độ hợp lý để tránh các chấn thương
Nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng với cường độ hợp lý để tránh các chấn thương

Xem thêm: Top 5 Bài Tập Hỗ Trợ Điều Trị Gai Cột Sống Cổ Hiệu Quả

4.  Tránh chấn thương

Để tránh các chấn thương khi tập thể dục hoặc chơi thể thao, bạn cần lưu ý một số lưu ý sau:

  • Khởi động trước khi bắt đầu chơi các môn thể thao hoặc các hoạt động thể lực.
  • Tránh tập thể dục trên các bề mặt cứng như sân bê tông, nên tập trên bề mặt mềm, có ma sát.
  • Thực hiện các động tác chuẩn tư thế, tránh gập người quá 90 độ.
  • Mang giày vừa vặn với chân, không quá rộng hay chật.

Trong lao động, để tránh chấn thương bạn cần mang các thiết bị bảo hộ lao động. Nếu tính chất công việc của bạn phải mang vác vật nặng thường xuyên, bạn nên dành một khoảng thời gian hợp lí để nghỉ giải lao giữa những lần mang vác. Đồng thời tạo tư thế mang vác đúng cách, tránh dồn trọng lực quá nhiều về phần lưng.

Có thể thấy rằng, bệnh thoái hóa khớp không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và biện pháp phòng ngừa bệnh để có thể chủ động trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị.

Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button