Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như bại liệt, thậm chí là tàn phế. Cho nên, việc phát hiện sớm các triệu chứng thoái hóa khớp là rất quan trọng, giúp phòng ngừa và ngăn chặn đi những tổn thương mà bệnh có thể gây ra.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi những tổn thương ở sụn khớp xuất hiện, khi đó sụn ngày một mỏng đi, nứt, vỡ… các chất nhầy bôi trơn khớp suy giảm làm cho các khớp ma sát vào nhau gây ra cảm giác đau nhức, hạn chế khả năng vận động. Một số dấu hiệu thường thấy của thoái hóa khớp như sau:
Đau khớp
Đây là triệu chứng điển hình dễ dàng nhận thấy nhất, những cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm gây khó khăn cho quá trình vận động. Khi thời tiết thay đổi các cơn đau xuất hiện ngày một nhiều hơn và nặng hơn.
Tình trạng đau khớp cũng xuất hiện khi trọng lượng cơ thể tăng lên quá mức khiến nguy cơ thoái hóa khớp tăng lên gấp 7 lần so với người bình thường. Các khớp chịu các cơn đau nặng khi tăng cân như là khớp gối, khớp háng, khớp gót chân.
Cứng khớp
Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào mỗi sáng sớm kéo dài khoảng 15-30 phút sau khi thức dậy hoặc nghỉ ngơi quá lâu. Người bệnh cần xoa bóp hoặc vận động nhẹ nhàng thì các khớp mới trở về trạng thái bình thường.
Nghe tiếng lạo xạo khi cử động
Dấu hiệu thường thấy của thoái hóa khớp là khi xuất hiện các tiếng kêu lạo xạo, lắc rắc khi cử động, co duỗi các khớp.
Khi bị thoái hóa khớp, dịch nhầy tiết ra ít hơn cộng với lớp sụn bị bào mòn khiến các khớp cọ sát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức mà còn nghe tiếng lạo xạo mỗi khi cử động.
Vận động khó khăn
Các cơn đau làm cho việc vận động, đi lại rất khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thoái hóa khớp ở một số vị trí trên cơ thể sẽ gây những khó khăn như sau:
- Thoái hóa khớp gối, khớp háng: làm chúng ta đi khập khiễng, đi lại khó khăn đặc biệt là khi lên cầu thang, đứng lên ngồi xuống.
- Thoái hóa đốt sống cổ: các cơn đau sẽ xuất hiện lan ra đến cánh tay khiến cho cảm giác cầm nắm sẽ rất khó khăn. Đau ở vùng vai gáy, mỏi cổ, khó cúi hay xoay là tình trạng chung của thoái hóa ở đốt sống cổ.
- Thoái hóa ngón tay, bàn tay: cảm giác tê bì, khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
- Thoái hóa khớp cổ chân: ảnh hưởng trực tiếp khi đi lại, cảm giác đau khi mỗi lần nhấc chân là không thể tránh khỏi.
Các cơn đau sẽ tăng dần khi vận động nhiều hoặc vận động nặng, và giảm dần sau khi nghỉ ngơi.
Biến dạng khớp, teo cơ
Với những trường hợp thoái hóa khớp nặng thì các sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng gây ra tình trạng sưng tấy, teo cơ, biến dạng các khớp. Nếu tình trạng này kéo dài và không điều trị kịp thời thì rất dễ đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Nguyên nhân thứ phát
Khi tuổi tác càng cao thì hàm lượng nước trong sụn khớp cũng tăng theo, điều này khiến hàm lượng và chất lượng của Protid suy giảm dẫn đến bị thoái hóa. Các sụn khớp bị tổn thương do quá trình vận động nặng trong thời gian dài, dần dần dẫn đến rạn nứt, thậm chí là biến dạng sụn làm cho các khớp ma sát vào nhau gây đau nhức và dẫn đến thoái hóa.
Nguyên nhân thứ phát
- Di truyền: một số người có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Quá trình hao hụt sụn khớp diễn ra nhanh hơn và dễ bị thoái hóa hơn.
- Thừa cân, béo phì: nguy cơ cao thoái hóa khớp gối, khớp hông lẫn cột sống do chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Việc duy trì cân nặng phù hợp là rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa, làm giảm tốc độ tiến triển khi mắc bệnh.
- Chấn thương: những chấn thương ở các khớp rất dễ dẫn đến tình trạng viêm khớp thoái hóa.
- Vận động nặng: những công việc nặng nhọc, vận động quá mức mỗi ngày khiến khớp hoạt động thường xuyên và chịu áp lực lớn rất dễ dẫn đến viêm xương khớp.
- Bệnh lý về xương khớp khác: những người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp rất cao. Một số người thừa sắt hoặc hoặc thừa hormon tăng trưởng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Làm gì khi xuất hiện triệu chứng thoái hóa khớp
Việc phát hiện và nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường ở các khớp trên cơ thể là rất cần thiết. Chúng ta cần chủ động đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên chăm sóc sức khỏe xương khớp bằng các thói quen sinh hoạt hợp lý như ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, ăn uống lành mạnh tránh các chất kích thích, thể dục thể thao thường xuyên, làm việc đúng tư thế và nên thư giãn sau mỗi 60 phút…
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh thoái hóa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy nhược cơ thể: những cơn đau kéo dài sẽ làm cho người bệnh bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi.
- Mất khả năng vận động: thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, khó thực hiện công việc cá nhân hằng ngày.
- Khi bệnh tiến triển nặng thì có nguy cơ xảy ra các biến chứng như teo cơ, bại liệt…
Điều trị thoái hóa khớp thế nào?
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc được các bác sĩ chỉ định cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh thoái hóa khớp của người bệnh:
- Thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin…
- Thuốc chống viêm không steroid: meloxicam, codein…
- Tiêm corticoid: sử dụng hydrocortison acetat, acid hyaluronic… dưới sự chỉ định của các bác sĩ.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Lưu ý việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa chứ không tự ý uống thuốc. Nhưng nguy cơ tiềm ẩn với các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khi sử dụng thuốc giảm đau như là viêm loét dạ dày, đau nhức đầu…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là sử dụng các phương pháp chườm nóng, chiều đèn hồng ngoại, siêu âm, phát sóng ngắn… dưới yếu tố vật lý như nhiệt, điện, sóng. Giúp hỗ trợ hồi phục và xoa dịu đi những cơn đau do bệnh thoái hóa gây ra, khôi phục chức năng vận động.
Phẫu thuật
Khi tình trạng bệnh chuyển nặng và trở nên nghiêm trọng xuất hiện các biến chứng thì đây là phương pháp được áp dụng cuối cùng được áp dụng, khi các phương pháp kể trên không còn phát huy khả năng giúp bệnh thoái hóa khớp thuyên giảm.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, nhưng tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp như là mổ nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp, bào rửa khớp… Với những trường hợp nặng thì các bác sĩ sẽ phẫu thuật thay thế một phần hoặc là toàn bộ khớp.
Những triệu chứng thoái hóa khớp mà bài viết đã chia sẻ kể trên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dễ xảy ra các biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí là tàn tật suốt đời. Vậy nên, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất nhé.
Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Hãy liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com