Đau lưng nhức mỏi vai gáy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và gặp nhiều ở những người trưởng thành, đặc biệt là những người lớn tuổi. Một số trường hợp triệu chứng đau lưng nhức mỏi vai gáy còn cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về sau. Vậy nên cần hiểu thật rõ tình trạng đau lưng nhức mỏi vai gáy là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, chuabenhkhop.com sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Tìm Hiểu chung về đau lưng nhức mỏi vai gáy
Những cơn đau xuất hiện dọc sống lưng, nhưng tập trung vào vùng thắt lưng. Vùng L4 – L5 và S1 chịu tác động trực tiếp vì đây là vùng chịu lực trọng tâm từ toàn bộ cơ thể.
Cơn đau kéo dài đến vùng vai gáy, gây cảm giác tê bì, châm chích và cánh tay cảm thấy buốt lạnh. Những hoạt động hằng ngày người bệnh sẽ cảm giác đau và cảm thấy khó khăn hơn để thực hiện.
Nguyên nhân có thể đến từ một số trường hợp sau đây:
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo khiến xương khớp thiếu hụt những dưỡng chất và ngày một suy giảm.
- Sinh hoạt không lành mạnh: Hoạt động mang vác quá sức, hay ngồi sai tư thế… khiến dây thần kinh bị chèn ép, lâu dài khiến đau nhức. Ngược lại, nếu lười vận động khiến dịch tiết ra ở khớp ít đi, dây chằng co cứng khiến phạm vi hoạt động bị thu hẹp.
- Chấn thương: Những chấn thương khiến cột sống bị sai lệch, nứt vỡ, biến dạng. Các mảnh vỡ di chuyển gây tổn thương đến các phần mềm như gân cơ, dây chằng, rễ thần kinh…
- Béo phì: Áp lực tác động lên cột sống sẽ tăng cao khi cơ thể tăng cân đột ngột, tăng nguy cơ xương khớp bị thoái hóa.
- Sử dụng chất kích thích: nguy cơ loãng xương nhanh hơn khi sử dụng chất kích thích thường xuyên như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
Ngoài ra, đau lưng nhức mỏi vai gáy cũng là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cảnh báo đau lưng nhức mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau lưng nhức mỏi vai gáy gặp nhiều ở những đối tượng khác nhau, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Theo nhiều chuyên gia triệu chứng trên cảnh báo dấu hiệu những bệnh lý nguy hiểm như sau:
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống được hiểu là khi sụn khớp, đĩa đệm bị hao mòn và bị phá vỡ. Theo thời gian các đốt xương thay đổi, các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức, tê bì các chi, phạm vi hoạt động bị thu hẹp. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không điều trị kịp thời như teo cơ, mất cảm giác tay chân, liệt vĩnh viễn.
Đây là tình trạng các khớp bị thoái hóa. Cho nên, các phương pháp điều trị chỉ làm giảm quá trình diễn biến của bệnh, chứ không thể khắc phục hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh.
Thoát vị đĩa đệm:
Tình trạng các nhân nhầy tràn ra từ các bao xơ gây chèn ép lên các rễ thần kinh và lỗ tủy sống làm người bệnh đau đớn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày. Khi đĩa đệm bị hao mòn, rách và trượt ra khỏi vị trí ban đầu do những chấn thương, khiêng vác nặng, hay xoay xở gặp lưng lại… về lâu dài sẽ rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Loãng xương
Khi mật độ xương suy giảm, giòn, xốp, lâu ngày sẽ yếu và dễ gãy. Bệnh diễn biến âm thầm cho đến khi những cơn đau nhức xuất hiện, lúc này khả năng hồi phục sẽ khó hơn rất nhiều.
Những nguyên nhân có thể gây ra loãng xương như thiếu hụt dưỡng chất (canxi, vitamin D…), lười vận động, hút thuốc, uống rượu bia, yếu tố di truyền. Vì thế việc chăm sóc xương khớp ngay từ lúc còn trẻ rất quan trọng.
Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính, những tổn thương bắt đầu xuất hiện ở màng hoạt dịch ở khớp, có nguy cơ gây xói mòn và biến dạng các khớp. Bệnh này xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới, và thường ở độ tuổi trung niên.
Các khớp lưng xuất hiện các cơn đau nhức, sưng tấy, cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi hoạt động là những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp.
Đau cơ xơ hóa:
Bệnh thường xảy ra ở những người tuổi trung niên, là hiện tượng đau mạn tính của các gân cơ, dây chằng và một số bộ phận phần mềm khác trong cơ thể. Biểu hiện sẽ là những cơn đau lưng đi kèm với cảm giác mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, và cơn đau sẽ lan ra toàn cơ thể.
Đau cơ xơ hóa không quá nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định rõ ràng nhưng theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có liên quan đến stress, rối loạn giấc ngủ, giảm hormon tăng trưởng…
Ngoài ra một số bệnh lý khác như viêm phổi, bệnh tim mạch… cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng, đau ngực, đau bụng, tê bì hai tay và khó thở, thậm chí có thể gây đột quỵ. Nên việc phòng ngừa và phát hiện sớm những bệnh lý trên là rất cần thiết, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Đau lưng nhức mỏi vai gáy có nguy hiểm không?
Nếu nguyên nhân do cơ học như hoạt động sai tư thế, mang vác nặng… thì có thể thuyên giảm ngay sau đó và không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Còn nếu tình trạng xuất hiện từ các bệnh lý thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn sẽ xảy ra các biến chứng như teo cơ, tê liệt 2 tay, mất cảm giác vận động, thậm chí là tử vong.
Khi đau lưng nhức mỏi vai gáy cần làm gì?
Với những trường hợp nhẹ:
Thể dục thể thao:
Những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn, kích thích sản sinh dịch bôi trơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương và giảm đau hiệu quả.
Cải thiện tư thế:
Trong quá trình sinh hoạt vận động, bạn nên giữ thẳng lưng tránh các tư thế gây áp lực lớn lên cột sống, giúp bạn phòng ngừa thoái hóa cột sống. Với những người lưng gù thì bạn có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để điều chỉnh tư thế.
Tác dụng nhiệt:
- Chườm lạnh: tác dụng tốt với những trường hợp chấn thương mới xuất hiện, giúp giảm đau, giúp tiêu viêm, giảm sưng và đỏ hiệu quả.
- Chườm nóng: giúp giảm đau với những cơn đau mãn tính, máu huyết được lưu thông, loại bỏ được sự tích tụ của axit lactic (loại axit gây đau mỏi cơ).
Với những trường hợp nặng:
Sử dụng thuốc giảm đau:
Một số loại thuốc phổ biến giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả như Paracetamol, steroid, opioid… giúp giảm nhanh các cơn đau, giảm nhức mỏi vai gáy tốt. Nhưng nếu lạm dụng có thể xảy ra một số tác dụng phụ như suy gan, suy thận.
Vật lý trị liệu:
Đây là liệu pháp tác động lên các vùng bị tổn thương ở gân cơ, dây chằng, giúp tuần hoàn máu và kích thích cơ thể sản sinh endorphin giải tỏa những cơn đau, mệt mỏi, bớt đau nhức. Người bệnh có thể dùng phương pháp như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, siêu âm trị liệu, laser…
Nếu bạn còn thắc mắc nào về bệnh xương khớp hoặc bạn đang gặp khó khăn trong việc điều trị bệnh nhưng không hiệu quả. Bạn có thể liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được tư vấn và giải đáp thắc mắc hoàn toàn miễn phí ngay lập tức nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Ritado
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com