Bàn Chân Bẹt là một dị tật phổ biến, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cột sống và sự phát triển của người bệnh. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở trẻ. Việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng là vô cùng cần thiết.
Bàn chân bẹt là gì?
Bệnh bàn chân bẹt là hiện tượng mặt lòng bàn chân bằng phẳng và không có độ lõm như bình thường. Phần lớn dị tật này xuất hiện ở trẻ nhỏ và tự hết lúc 6 tuổi nếu được vận động đều và mềm mại.
Dị tật bàn chân bẹt được chia thành hai loại chính:
-
Bàn chân bẹt sinh lý: Thường gặp nhiều hơn, bàn chân bệnh nhân mềm dẻo và là một biến thể của bàn chân bình thường.
-
Bàn chân bẹt bệnh lý: Bàn chân cứng, gây mất chức năng của bàn chân và cần có sự can thiệp điều trị, thậm chí là phẫu thuật.
Bàn chân bẹt là một dạng di tật xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ
Đối tượng dễ mắc bệnh bàn chân bẹt:
-
Người thừa cân, béo phì.
-
Người có bệnh lý đái tháo đường.
-
Phụ nữ đang mang thai
-
Người bị viêm hay rách gân vùng cổ chân.
-
Trẻ em
Nguyên nhân gây bàn chân bẹt
Tật bàn chân bẹt thường xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân sau:
-
Thường xuyên đi chân đất, dép có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ.
-
Gen xương khớp của một số trẻ có khớp mềm ở bàn chân và phát triển thành bàn chân bẹt.
-
Yếu tố di truyền.
-
Các chấn thương và rối loạn chức năng dây chằng giữa lòng bàn chân.
Từ những nguyên nhân nêu trên có thể lý giải được vì sao bệnh bàn chân bẹt ở trẻ lại trở nên phổ biến như vậy.
Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt
Tật bàn chân bẹt có thể được nhận dạng qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Điển hình nhất là các cơn đau xuất hiện gây khó chịu ở bàn chân do cơ và dây chằng bị chèn ép nặng nề.
Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp lưu ý người bệnh có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng khác như:
-
Đau vùng mắt cá chân, bắp chân, đầu gối, hông, thắt lưng và cẳng chân.
-
Chân người bệnh đi hình chữ V.
-
Khớp gối xoay lệch và có xu hướng bị chụm vào nhau.
-
Cổ chân bị xoay đổ vào trong hoặc ngả ra bên ngoài.
-
Khi đứng thẳng, bàn chân hoàn toàn không có vị trí lõm.
Người có bàn chân bẹt là bàn chân không có vị trí lõm khi đứng thẳng
Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Tật bàn chân bẹt không gây nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể can thiệp điều trị nhưng cần đảm bảo đúng cách và kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
Các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy làm cản trở khả năng vận động.
-
Nguy cơ bị viêm hoặc thoái hóa khớp gối.
-
Cấu trúc ở ngón chân cái bị lệch
-
Hình thành các bệnh lý về xương khớp: Gai gót chân, viêm cân gan bàn chân,…
-
Ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng cột sống.
Chẩn đoán và điều trị bàn chân bẹt
Để điều trị bàn chân bẹt, việc chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh là cần thiết. Thông qua kiểm tra bàn chân toàn diện và kết hợp quan sát tư thế đứng, dáng đi các bác sĩ có thể đưa ra được những kết luận tổng quan. Tuy nhiên, để chính xác nhất, người bệnh có thể thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI.
Nếu bạn có ý định điều trị dị tật này, có thể tham khảo một số cách phổ biến dưới đây:
Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Dùng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp điều trị bệnh bàn chân bẹt hiệu quả, an toàn. Đây là một dụng cụ hỗ trợ thiết kế theo kích thước bàn chân mỗi bệnh nhân, đặt vào giày hoặc dép nhằm mục đích tái tạo lại vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và góp phần hạn chế những biến chứng của bệnh.
Đế chỉnh bàn chân đặc biệt phát huy công dụng hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi từ 3 – 7 tuổi. Càng nhiều tuổi, tác dụng của đế với người bệnh càng chậm hơn vì cấu trúc xương lúc này đã cứng cáp và cố định hơn.
Rèn luyện thể chất
Các bài tập đơn giản có tác dụng trị liệu giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tăng độ linh hoạt cho bàn chân và mắt cá chân. Bạn có thể tham khảo như:
-
Bài tập kéo giãn gót chân: Đứng đối diện bức tường, một tay đặt lên tường ngang với tầm mắt và từ từ đưa chân cần kéo giãn gót ra phía sau, giữ gót chân tiếp xúc với mặt đất. Chân trước khuỵu xuống cho tới khi cảm thấy căng ở sau. Thực hiện liên tục khoảng 10 lần mỗi ngày.
-
Bài tập với quả bóng nhỏ: Chuẩn bị một quả bóng và một chiếc ghế với tư thế ngồi vững và đặt quả bóng dưới lòng bàn chân. Lăn bóng ở vòm chân và giữ thẳng lưng, mỗi chân lăn bóng khoảng 3 phút.
Bài tập lăn bóng điều trị bàn chân bẹt
Phẫu thuật bàn chân bẹt
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân trên 8 tuổi và có những dị tật nghiêm trọng. Cách này giúp khắc phục được tình trạng bẹt, nắn chỉnh lại cấu trúc xương đã bị biến dạng nặng.
Phẫu thuật thực hiện nhanh chóng nhưng lại tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn và mất nhiều thời gian để phục hồi. Vì vậy, phương pháp này không thật sự được các bác sĩ khuyến khích nếu không thật sự cần thiết.
Cách phòng ngừa dị tật bàn chân bẹt
Bệnh bàn chân bẹt gần như không có biện pháp phòng ngừa nhưng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau:
-
Với trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ đi chân đất và những loại dép có phần đế phẳng, cứng như dép tông, sandals.
-
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp.
-
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý bàn chân bẹt. Hy vọng có thể giúp quý vị hiểu được phần nào về bệnh và chọn được phương án điều trị, phòng ngừa bệnh hợp lý.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com