Gai Đôi Cột Sốnglà bệnh lý xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn đang thắc mắc bệnh này hình thành do đâu, làm sao nhận biết và điều trị, nhất định không nên bỏ qua bài viết bên dưới.
Gai đôi cột sống là gì?
Cột sống là một trong những bộ phận xương đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng đỡ toàn bộ cơ thể người. Bệnh khởi phát khi cột sống bị tổn thương, thoái hóa và hình thành gai – các phần xương trên đĩa sụn, đốt sống được mọc thêm ra.
Gai đôi cột sống thường gặp nhiều nhất là ở vị trí thắt lưng. Đáng nói, đây là một trong những dị tật dễ thấy ở trẻ em khi trẻ đủ 10 tuổi, theo thống kê, có khoảng 1 – 2% trẻ em mắc bệnh này.
Gai đôi cột sống được chia thành 3 thể khác nhau:
-
Gai đôi cột sống dạng ẩn: Đây là thể thường gặp nhất ở người bệnh, nó có các khe hở hẹp và không gây thoát vị. Có thể nói, đây là thể lành tính nhất và dễ phát hiện nhất qua việc chụp X Quang.
-
Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Ở vùng thắt lưng có khối thoát vị như tủy sống, dịch não tủy, dây thần kinh,… Khe hở của thể này rộng hơn, khiến cho ống sống nối trực tiếp với mô mềm ở phía ngoài. Thông thường, bệnh nhân mắc thể này có hiện tượng rối loạn đường ruột, mất kiểm soát bàng quang.
-
Gai cột sống có nang: Đây là thể nguy hiểm nhất, người bệnh thường sẽ mất đi một phần chức năng của cơ thể vì tủy sống bị tê liệt.
Hình ảnh x quang gai đôi cột sống
Nguyên nhân hình thành gai đôi cột sống
Gai đốt sống có thể hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến cho tình trạng này xuất hiện do các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra:
-
Bẩm sinh: Gai đôi cột sống bẩm sinh thường do thời kỳ mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và không hấp thụ đủ lượng Acid Folic cần thiết, khiến xương của trẻ hình thành gai ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
-
Do các thói quen sinh hoạt: Khi ngồi hoặc nằm quá lâu, thường xuyên mang vác đồ nặng cũng có thể khiến cho gai đôi cột sống xuất hiện.
-
Chấn thương: Các chấn thương ở vùng cột sống nếu không được giải quyết dứt điểm, xương không được phục hồi sẽ khiến cho cột sống bị tổn thương và hình thành gai xương.
-
Tuổi tác: Theo thời gian, con người càng già đi mức độ lão hóa của xương khớp cũng tăng lên và không thể phục hồi. Khi xương thiếu canxi, cơ thể sẽ tự động tích lũy các loại khoáng chất để bù đắp vào phần thiếu. Cơ chế này có thể vô tình khiến gai xương hình thành.
-
Viêm nhiễm cục bộ: Tình trạng viêm nhiễm thường kích thích quá trình tái tạo tế bào xương nhưng lại dễ gặp sai sót dẫn đến hình thành gai xương.
-
Các bệnh lý xương khớp: Người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ bị gai xương cao hơn do xuất hiện tình trạng tái tạo xương quá mức làm hình thành xương thừa.
Gai đôi cột sống có nhiều nguyên nhân hình thành
Dấu hiệu nhận biết gai đôi cột sống S1
Khi bị gai đôi cột sống, ở giai đoạn đầu người bệnh rất khó phát hiện bởi các triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, triệu chứng sẽ xuất hiện liên tục, gây đau đớn dữ dội. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện dưới đây:
-
Tê bì chân tay: Người bệnh có cảm giác chân tay như có kiến bò dọc theo đường đi của dây thần kinh. Các chi trở nên thiếu linh hoạt, yếu ớt và khó khăn trong cử động. Nguyên nhân chính là do dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.
-
Rối loạn đại tiểu tiện: Ở thể nặng, các ống tủy bị thu hẹp nên bị suy giảm chức năng khiến cho cơ vòng hậu môn và cơ thắt bàng quang bị mất kiểm soát.
-
Đau nhức dữ dội: Cơn đau ban đầu xuất hiện tại vị trí gai đôi và vùng đốt sống thắt lưng. Dần dần đau dữ dội hơn và liên tục hơi do dây thần kinh bị thoát vị. Tình trạng này có thể kéo lan xuống hố chậu, đùi, bắp chân,…
-
Cơ bị co cứng: Những cơn đau xảy ra thường xuyên khiến cho cơ bắp bị tê liệt và trở nên co cứng hơn.
Với những triệu chứng nêu trên, người bệnh không chỉ cần phát hiện sớm bệnh để có biện pháp can thiệp mà còn phải nâng cao cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh gai đôi cột sống bẩm sinh, rõ ràng ta có thể thấy còn có rất nhiều nguyên nhân khác hình thành bệnh.
Một số hình ảnh gai đôi cột sống bạn có thể tham khảo:
X quang gai đôi cột sống
Hình ảnh gai đôi cột sống s1
Gai đôi cột sống S1 có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Gai đôi cột sống S1 có thể khiến tủy xương và dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được can thiệp khắc phục sớm. Đồng thời, bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
-
Cong vẹo cột sống, gây gù lưng.
-
Các cơ bị yếu, liệt cơ.
-
Chân tay tê bì, mất hoặc rối loạn cảm giác.
-
Nhiễm trùng màng não.
-
Động kinh.
-
Đại tiểu tiện mất tự chủ.
-
Tê liệt hai chân.
-
Tử vong.
Bị gai cột sống có chữa khỏi được không?
Theo nghiên cứu, chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể chữa được dứt điểm bệnh gai đôi cột sống. Tuy nhiên, thay vào đó có rất nhiều cách giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, khôi phục chức năng của xương khớp.
Nếu bạn đang tò mò về gai đôi cột sống thắt lưng và cách điều trị, có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến dưới đây:
Điều trị không dùng thuốc
Nếu bạn bị gai đôi cột sống ở thể ẩn, các cơn đau thường là cấp tính có thể áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc. Một số bài tập vật lý trị liệu hay các mẹo có thể đẩy lùi cơn đau và cải thiện chức năng cơ xương. Cụ thể:
-
Chườm lạnh: Giúp giảm đau nhanh chóng khi nhiệt lạnh chạm vào vị trí gai làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh. Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc miếng chườm lạnh để dán lên vùng đau trong khoảng 20 phút khi cơn đau xuất hiện.
-
Chườm nóng: Chườm nóng giúp đẩy mạnh quá trình máu lưu thông để thư giãn, tăng cường sức mạnh cho cơ.
-
Massage, xoa bóp: Thường gai xương có kích thước càng lớn cảm giác đau đớn sẽ càng nhiều do gai cọ xát vào vùng mô mềm. Để giảm đau, bạn có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng để giúp máu được lưu thông.
Chườm nóng/lạnh giúp giảm đau gai đôi cột sống nhanh chóng
Điều trị gai đôi dùng thuốc
Bị gai đôi cột sống, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số nhóm thuốc tân dược phổ biến như sau:
-
Thuốc giảm đau: Gồm các loại paracetamol, ibuprofen, meloxicam,… giúp điều trị triệu chứng đau nhức do gai đôi cột sống.
-
Thuốc kháng viêm: Các nhóm thuốc NSAIDs, Corticoid,… được dùng nhiều cho trường hợp vùng gai đôi có xuất hiện ổ viêm, sưng đau.
-
Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc như Mydocalm, Myonal, Decontractyl,… sẽ giúp làm thư giãn, chống co cơ và giảm áp lực lên cột sống.
Mặc dù dùng thuốc cho tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng đổi lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại. Người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm loét da, viêm loét dạ dày, suy gan,… Khi dùng thuốc Tây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và được chỉ dẫn cụ thể.
Thuốc Tây cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng
Ngoài thuốc Tây y, bệnh nhân có thể tham khảo dùng một số bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng gai đôi cột sống. Những vị thuốc như sinh địa, tàm sa, uy linh tiên, tần giao, đương quy,… có thể dùng sắc lấy nước uống giúp loại bỏ triệu chứng bệnh, khôi phục chức năng tạng phủ và cải thiện sức khỏe đáng kể. Biện pháp này thường có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ.
Phẫu thuật gai đôi cột sống
Nếu như bệnh gai đôi cột sống trở nặng và không thể đáp ứng được các biện pháp điều trị nêu trên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Cách này đòi hỏi chi phí lớn. Đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao sau hậu phẫu vì vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Bị gai đôi cột sống nên ăn gì, kiêng gì?
Các bệnh lý về xương khớp nếu muốn bệnh không trở nặng, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống, kiêng khem. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn và nên kiêng một số thực phẩm sau đây:
Thực phẩm người bị gai đôi cột sống nên ăn
Người bệnh có thể tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau đây trong bữa ăn hàng ngày của mình:
-
Các loại gia vị có tác dụng giảm đau như gừng, nghệ, tỏi,…
-
Rau xanh: Các loại rau như cải xoăn, rau bina,… chứa hàm lượng canxi và vitamin cao giúp chống viêm, giảm đau cho người bệnh gai đôi cột sống.
-
Trái cây: Các loại quả như chuối, cam, chanh, đu đủ,… chứa nhiều vitamin C giúp kháng viêm.
-
Thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, bơ,… có chứa lượng lớn Omega-3 giúp chống viêm, chống oxy hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
-
Đậu nành, ngũ cốc: Trong ngũ cốc có chứa canxi, đậu nành có chất genistein giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn.
Những thực phẩm người bị gai đôi cột sống nên ăn
Thực phẩm người bệnh nên kiêng
Bị gai đôi cột sống, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm dưới đây để bảo vệ hệ xương khớp của mình:
-
Thức ăn chế biến sẵn: Trong những thực phẩm này thường chứa lượng calo lớn làm cho gai xương phát triển nhanh hơn.
-
Mỡ động vật: Trong mỡ động vật chứa chất béo no khiến người bệnh dễ tăng cân và gây áp lực lên xương khớp
-
Các loại thịt đỏ: Thịt đỏ thường gây đau nhức nhiều hơn và khiến bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
-
Đồ uống có gas, chứa cafein: Các chất có trong nước này thường gây hại cho sức khỏe và ngăn chặn khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của xương khớp.
Kết luận: Trên đây là những thông tin về gai đôi cột sống chúng tôi đã tổng hợp và muốn gửi tới bạn đọc. Đây là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nguy hiểm nên mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Hãy hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp để khắc phục các triệu chứng cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com