Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa ở mức độ nguy hiểm. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nó ra sao? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?
Có thể hiểu, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là tình trạng phần cột sống cổ bị tổn thương lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới xơ hóa, mất đi chức năng dẫn truyền điện tích, từ đó gây ra những cơn đau dữ dội vùng cổ, vai gáy và thậm chí còn lan xuống hai cánh tay.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh nào?
Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa đốt sống cổ thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cổ và dây thần kinh cánh tay. Các triệu chứng và dấu hiệu của sự chèn ép phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh cổ
Ở cổ có hệ thống dây thần kinh quan trọng đi từ não tới các cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa rất dễ gây tổn thương đến những dây thần kinh này. Một số dấu hiệu phổ biến khi dây thần kinh cổ bị chèn ép bao gồm:
- Đau nhức, tê mỏi ở vùng cổ, vai gáy và bả vai.
- Cơn đau có thể lan xuống cánh tay và gây khó khăn khi vận động.
- Đau đớn dữ dội dẫn tới mệt mỏi kéo dài và suy nhược cơ thể.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay
Ở cổ, các dây thần kinh liên kết chặt chẽ và phức tạp với nhau để hỗ trợ cảm giác cũng như hoạt động ở cánh tay. Vì vậy, khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tay, bắp tay, cổ tay và cả các ngón tay. Các dấu hiệu nhận biết chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay bao gồm:
- Đau nhức và ngứa ngáy cánh tay.
- Tê tay.
- Khó cầm nắm đồ vật.
- Cánh tay mất đi sự linh hoạt bình thường.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Theo một số nghiên cứu, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ có thể liên quan đến các nguyên nhân như:
– Sự thoái hóa: Người trung niên ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Ở giai đoạn này, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu được đẩy nhanh dẫn đến đốt sống cổ dễ bị thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh, đặc biệt là nếu trước đó bạn không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
– Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc hoặc người thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên như vận động viên bơi lội có thể khiến đốt sống cổ bị thoái hóa và chèn ép lên các dây thần kinh.
– Tổn thương ở cổ: Các chấn thương ở cổ trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh.
– Thói quen xấu: Các thói quen xấu bao gồm cúi gập cổ khi sử dụng điện thoại, máy tính có thể làm ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống, từ đó dẫn đến cột sống bị biến dạng và tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh.
– Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể quá cao dẫn đến cột sống cổ phải chịu nhiều áp lực, từ đó hình thành các gai xương, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh.
Thừa cân khiến cho cột sống cổ phải chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Ngoài ra, hút thuốc lá, căng thẳng, lười vận động và không có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp cũng có thể một trong số các nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay.
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới sưng viêm, đau đớn, tê mỏi, mất cảm giác vùng cổ và vai gáy. Nếu không được điều trị kịp thời, các dây thần kinh này có thể bị mất chức năng, tê liệt và không thể hồi phục.
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh chỉ bao gồm đau nhẹ khi thực hiện các vận động như cúi, ngửa hoặc xoay cổ. Đôi khi cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc cười lớn. Trong giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cánh tay và ngón tay, thậm chí là teo cơ, mất khả năng vận động nếu như không được điều trị kịp thời. Cụ thể, việc dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Ù tai và tầm nhìn kém: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tai và mắt, dẫn đến hiện tượng ù tai, hoa mắt và giảm tầm nhìn.
- Rối loạn tiền đình: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây tổn thương mạch máu, khiến cho máu không thể lưu thông đến não. Điều này dẫn tới rối loạn tiền đình với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…
- Rối loạn huyết áp: Dây thần kinh bị chèn ép có thể khiến chỉ số huyết áp không ổn định, bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn tới đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều rủi ro khác.
- Hội chứng cổ – tim: Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị co giật, tim đập nhanh, luôn cảm thấy đau và khó thở vùng xương ức.
- Rối loạn chi: Các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể gây rối loạn cánh tay, tê bì tay, mất chức năng và thậm chí là liệt nửa người.
Rối loạn tiền đình là một trong những biến chứng do dây thần kinh bị chèn ép (Ảnh minh họa)
Chẩn đoán chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ
Để xác định tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, khả năng phản xạ của người bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một số xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này bao gồm:
– Chụp X – quang: Thông qua hình ảnh phim X – quang, bác sĩ có thể phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở cột sống cổ như: mất đường cong sinh lý, có sự hình thành gai xương, hẹp đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể xác định cột sống cổ có bị thoái hóa hay không mà chưa thể chẩn đoán tình trạng chèn ép dây thần kinh tại đó.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI được cho là chính xác nhất để xác định mức độ bị chèn ép của các dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán bằng chụp cộng hưởng từ còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh ít gặp như: viêm đĩa đệm cột sống cổ, ung thư xương,…
– Chụp cắp lớp vi tính (CT Scan): Chụp CT Scan có thể cho hình ảnh chi tiết hơn của các gai xương, đặc biệt là ở lỗ liên hợp, từ đó có thể xác định được tình trạng cột sống bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên phương pháp này lại hạn chế trong việc đánh giá sự chèn ép dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, nó chỉ được áp dụng khi bệnh nhân không thể chụp được cộng hưởng từ do có dị vật kim khí trong cơ thể.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Như đã nêu ở phần trên, điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh từ sớm là hết sức cần thiết. Dù lựa chọn phương pháp chữa trị nào thì mục tiêu hướng đến đều là kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê bì và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép thần kinh cũng hướng đến việc giảm thiểu tổn thương thần kinh, tủy sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo.
Chăm sóc tại nhà
Để xoa dịu cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khắp phục tại nhà bao gồm:
– Chườm nóng: Chườm nóng giúp xoa dịu các cơn đau nhẹ, thư giãn các mạch máu và dây thần kinh. Nhiệt độ có thể làm tăng cường lưu thông máu, cải thiện cảm giác đau nhức và tê buốt, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động vùng cổ và cánh tay.
– Massage: Massage và xoa bóp vùng cổ, vai gáy có thể giúp thả lỏng các cơ, dây thần kinh, từ đó tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau.
– Tập thể dục: Duy trì hoạt động là rất cần thiết để phục hồi tổn thương thoái hóa đốt sống cổ và ngăn ngừa sự chèn ép các dây thần kinh. Ngay cả khi đang bị đau nhức vùng cổ và vai gáy, người bệnh cũng nên thực hiện một số vận động nhẹ nhàng để giúp cho hệ xương khớp trở nên linh hoạt hơn.
Tập thể dục giúp cho xương khớp vận động linh hoạt hơn, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là một cách kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau do đốt sống bị thoái hóa, ngăn chặn các biến chứng do viêm ở vùng xương khớp bị tổn thương. Mặc dù có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, song việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của người bệnh.
– Thuốc có chứa thành phần corticoid: Sử dụng các loại thuốc điều trị thuộc nhóm corticoid sẽ cho hiệu quả giảm đau nhức và sưng viêm nhanh chóng. Cũng giống như NSAIDs, nếu không được sử dụng đúng cách, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày – tá tràng, loãng xương, suy giảm miễn dịch,…
– Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được sử dụng để ngăn chặn các cơn co cứng cơ và dây chằng, từ đó giúp kiểm soát tốt các cơn đau nhức vùng cổ. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bao gồm: buồn nôn, dị ứng,…
Dù bạn được bác sĩ chỉ định loại thuốc nào thì cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng bất thường.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Vật lý trị liệu
Tùy theo mức độ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bạn sẽ được trị liệu với các loại máy và bài tập vận động thích hợp.
– Sóng ngắn: Sóng ngắn giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, từ đó tăng cường vận chuyển dinh dưỡng tới vùng cột sống bị tổn thương và tăng đào thải các chất gây viêm, đau.
– Siêu âm: Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả cao nhờ tác động của lực cơ học, màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động của màng, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, đồng thời kiểm soát tốt các triệu chứng đau nhức và sưng viêm.
– Kích thích điện: Các dòng điện giảm đau được sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau cấp và có thèm theo co thắt cơ. Các dòng điện này làm giảm đau thông qua cơ chế ức chế dẫn truyền thần kinh lên não, đồng thời làm giảm cơn co thắt giúp người bệnh nhanh chóng hết đau.
– Vận động trị liệu: Vận động trị liệu với các động tác và bài tập kéo căng cơ giúp tăng cường các cơ ở cổ và vai. Đồng thời, việc kéo giãn cột sống giúp cung cấp nhiều không gian hơn cho dây thần kinh bị chèn ép, từ đó ngăn ngừa tổn thương các dây thần kinh và một số rủi ro khác.
Phẫu thuật
Nếu phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả hoặc khi các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn thì phẫu thuật sẽ là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một trong số các phẫu thuật dưới đây với mục đích chính là giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh:
- Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc các gai xương.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống.
- Phẫu thuật hợp nhất một đoạn đốt sống.
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Sau khi phẫu thuật đốt sống cổ, các cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định để có thể phục hồi các cử động vùng cổ.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com