Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì để giảm bớt sự đau đớn, bất tiện và khó chịu là vấn đề đau đáu của hàng triệu bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần bổ xung nhiều canxi, vitamin D, K, B12,… và tránh tiêu thụ những thực phẩm gia tăng biến chứng để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm thực phẩm này.
Tìm hiểu những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệm
Giải mã: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Theo “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?” – bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bs CKI Kim Thành Tri tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, những thực phẩm có lợi cho chứng thoát vị đĩa đệm mà người bệnh nên cân nhắc, bổ sung vào thực đơn hàng ngày đó là:
Thực phẩm giàu Canxi
Canxi là một dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương. Điều này đặc biệt cần thiết với những ai đang trong giai đoạn điều trị, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm.
Canxi có thể dễ dàng tìm thấy trong sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), rau xanh, hạnh nhân, cam, cá hồi, cá mòi và các loại đậu. Tuy nhiên, lạm dụng hay tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn mạch máu, rối loạn hệ tiêu hóa, hạn chế sự hấp thụ của kẽm hoặc sắt. Do đó, người bệnh cần đồng thời kết hợp cân đối canxi với những nhóm chất khác để đem lại hiệu quả tối đa.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung những thực phẩm giàu Canxi như sữa, cá hồi, cá mòi,…
Vitamin D
Vitamin D là hợp chất hòa tan trong chất béo, được ví như một chất xúc tác, giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi tối đa. Nhờ đó, người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng xương giòn và yếu. Chính vì thế, nếu muốn bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần tập trung sử dụng các loại cá béo (cá mòi, cá hồi), thịt, trứng, nấm, sữa.
Đặc biệt, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng ban mai ( từ 10 – 30 phút mỗi ngày) còn giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D một cách tự nhiên, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bằng cách này, cơ thể người bệnh sẽ tự sản xuất lượng vitamin D cần thiết để duy trì bảo vệ sức khỏe xương khớp và sức mạnh toàn diện cho cơ thể.
Vitamin K
Mỗi khi nhắc đến “người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”, thật không thể bỏ qua vitamin K. Sở dĩ, đây là một loại vitamin cần thiết cho quá trình đông máu và sự hình thành của các yếu tố đông máu trong cơ thể.
Hơn nữa, vitamin K còn được biết đến với khả năng phân phối Canxi trong cơ thể, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Do đó, để bổ sung vitamin K, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều rau bina, trứng, sữa, bông cải xanh,…
Thực phẩm giàu vitamin K rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Vitamin B12
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào xương, tế bào hồng cầu bên trong xương. Nếu thiếu dưỡng chất này, quá trình phục hồi các tổn thương xương khớp có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Để đảm bảo luôn bổ sung đầy đủ vitamin B12, thực đơn hàng ngày nên có trứng, thịt và sữa. Tuy nhiên, vì vitamin B12 chỉ tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thế nên với người ăn chay, bạn có thể uống các chất bổ sung khác để thay thế.
Glucosamine và Chondroitin
Glucosamine và Chondroitin là 2 loại axit amin tham gia vào quá trình hình thành sụn và các mô liên kết. Trong đó, Glucosamine có nhiều trong vỏ sò điệp, nhộng, các loại hải sản (tôm, cua, mực,…), xương từ động vật (xương gà, xương bò,…) hoặc sụn cá mập.
Bên cạnh đó, Chondroitin lại được tìm thấy nhiều trong sụn bò, sụn lợn, sụn cá (đặc biệt là sụn cá mập) hoặc các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Nên tích cực bổ sung Glucosamine và Chondroitin sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Protein thực vật
Protein thực phẩm được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn protein động vật. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, tốt cho xương khớp và cột sống, protein thực phẩm còn có khả năng hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm thiểu tối đa tình trạng trầm trọng của bệnh. Do đó, protein thực vật là một trong những đáp án hoàn hảo cho “người mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”.
Người bệnh có thể cân nhắc bổ sung các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan hoặc nấm, hạt chia vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cần thiết.
Rau lá xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, cải xanh, cải xoong,… là nguồn cung cấp Canxi dồi dào – dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương và cột sống, rất có lợi cho quá trình điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm.
Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn vitamin K1 và K2, giúp lợi khuẩn đường ruột, duy trì khoáng chất trong xương. Chính vì thế, nếu tích cực tiêu thụ các loại rau màu xanh đậm, xương của người bệnh sẽ nhanh chóng được củng cố, gia tăng sức mạnh cho toàn bộ cơ thể.
Những loại rau có lá màu xanh đậm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp
Cá hồi
Với những ai thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức dữ dội do thoát vị đĩa đệm, việc bổ sung cá hồi có thể mang lại nhiều cải đáng kể. Cá hồi là thực phẩm giàu axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA và EPA, có công dụng giảm viêm, hỗ trợ tái tạo đĩa đệm và cải thiện chứng đau lưng hiệu quả.
Chưa hết, axit alpha-linolenic được tìm thấy trong cá hồi và dầu thực vật được công nhận có tác động tích cực cho sức khỏe cột sống; thúc đẩy quá trình điều trị, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.
Nhờ đó, thường xuyên bổ sung cá hồi vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sự thoải mái cho những người đang phải đối mặt với căn bệnh thoát vị đĩa đệm.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Như đã đề cập, sữa hoặc các chế phẩm làm từ sữa chứa hàm lượng lớn Canxi cùng nhiều khoáng chất. Do đó, nhóm thực phẩm này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xương, bao gồm kích thích, khối lượng, độ dài lẫn sức mạnh.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, người mắc thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên dùng sữa chua, phô mai. Bởi, những sản phẩm này có khả năng cung cấp đến 42% lượng Canxi cần thiết cho cơ thể trong một ngày.
Nghệ
Thành phần chính Curcumin trong nghệ là một chất chống oxy hóa cực mạnh. Do đó, khi được dung nạp, thực phẩm này sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với chứng thoát vị đĩa đệm, tiêu biểu phải kể đến khả năng hỗ trợ giảm đau lưng, chống viêm khớp hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau như gia vị, viên nang, tinh bột nhằm cải thiện vấn đề xương khớp của bản thân.
Quả bơ
Bơ là là một thực phẩm chứa nhiều Kali và chất béo lành mạnh. Đó cũng là lý do vì sao bơ được mệnh danh là loại quả có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm lượng cholesterol một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C, D trong bơ cũng đồng thời mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cột sống, góp phần chữa lành vết thương do thoát vị đĩa đệm. Vì thế, đây chính là thực phẩm cần thiết mà người bệnh nên thêm vào bữa ăn hàng ngày.
Bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung bơ vào chế độ ăn hàng ngày
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh “người thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”, việc tìm hiểu “người bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì” cũng là điều cần thiết trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với người bệnh.
Theo “Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để đẩy nhanh hiệu quả điều trị?” – bài viết được tham vấn y khoa bởi Bs Timothy Gallivan – Phòng khám ACC, để giúp quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao, dưới đây là một số thực phẩm cần loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
Các loại thịt đỏ
Thực phẩm giàu đạm hay các loại thịt đỏ đều chứa rất nhiều chất béo bão hòa và axit uric. Điều này có thể gia tăng tình trạng viêm, không tốt cho đĩa đệm. Hơn nữa, khi tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Các loại thịt đỏ không nên xuất hiện trong chế độ ăn của người bệnh thoát vị đĩa đệm
Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ
Không chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn lên cột sống mà thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt nướng, xúc xích, gà rán, khoai tây chiên còn có thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi. Từ đó, xương trở nên yếu đi và gia tăng cường độ viêm và đau cột sống.
Do đó, để tình giảm thiểu tối đa những cơn đau nhức khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra, người bệnh nên tránh ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm dễ gây tăng cân
Nhóm thực phẩm dễ gây tăng cân bao gồm: bánh mì trắng, bánh snack, mì ống, sữa nguyên kem đều không tốt cho xương khớp. Khi tiêu thụ nhiều thực phẩm này, khả năng cao người bệnh sẽ rơi vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát; gây áp lực lớn lên các khớp, khiến việc điều trị thoát vị đĩa đệm bị cản trở.
Ngoài ra, một số sản phẩm như snack thường chứa nhiều chất bảo quản và tạp chất không tốt cho sức khỏe. Những chất này có thể góp phần tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây khó khăn cho việc điều trị các vấn đề xương khớp.
Thức uống chứa chất kích thích
Những đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá là nhóm thực phẩm dễ gây đau nhức và có hại cho sức khỏe. Chưa kể, chúng còn ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh do gia tăng mức độ viêm nhiễm xương và mô mềm xung quanh cột sống.
Người bị thoát vị đĩa đệm cần nói “Không” với đồ uống có cồn
Các lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho người thoát vị đĩa đệm
Khi xây dựng chế độ ăn cho người đang phải đối mặt với vấn đề thoát vị đĩa đệm, bạn cần chú ý một số điểm sau:
-
Ưu tiên chọn mua thực phẩm tươi mới, không có mùi tanh hoặc mùi kháng khuẩn
-
Tránh những thực phẩm gây dị ứng hoặc của tiềm năng gây viêm nhiễm
-
Luôn rửa tay sạch sẽ trước trong và sau khi chế biến thực phẩm
-
Bảo quản thực phẩm, thức ăn ở nhiệt độ phù hợp
-
Không dùng sản phẩm quá hạn
-
Cần tìm hiểu rõ nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm trước khi mua
Đặc biệt, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên kết hợp thể dục thể thao, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và bổ sung những thành phần thiết yếu cho xương khớp, chẳng hạn như Collagen Type II – thành phần chính cấu tạo cho sụn khớp và sụn hyalin.
Sản phẩm ANCOPLUS được bào chế từ bài thuốc Nam “Thập Toàn Đại Bổ” nổi tiếng sau hơn 40 năm nghiên cứu của Lương Y Nguyễn Công Đức, giúp hỗ trợ điều trị dứt điểm các triệu chứng đau nhức, phục hồi và tái tạo sụn khớp, là giải pháp số 1 cho người bệnh xương khớp hiện nay.
Đối với ANCOPLUS, chức năng chính của sản phẩm không tập trung vào việc giảm đau tạm thời, mà sẽ khôi phục các chức năng của xương khớp, làm mạnh gân xương, bồi bổ gan thận, loại bỏ các triệu chứng đau nhức, tê mỏi chân tay, phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát trở lại.
Sản phẩm đang dần khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường nhờ sự tin tưởng của hàng triệu bệnh nhân trên cả nước và Kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancoplus được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 22000. Với thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, tuyệt đối an toàn và không gây ra tác dụng phụ.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ cập nhật và xây dựng thành công thực đơn ăn uống hợp lý, giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com