Bị trẹo cổ nên làm gì? Cách cải thiện và khôi phục nhanh chóng

Trẹo cổ là vấn đề liên quan đến xương khớp, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi thức dậy. Mặc dù ở mức độ nhẹ, tình trạng này thường không quá nguy hiểm, nhưng khi kéo dài, chúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đáng lo ngại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trẹo cổ và cách chữa trẹo cổ an toàn, hiệu quả nhất.

Tổng quan về trẹo cổ

Theo bài viết “Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả” được tham vấn y khoa bởi Bác sĩ Wade Brackenbury – Phòng khám ACC: “trẹo cổ là tình trạng co thắt cơ trơn, dẫn đến rối loạn vận động ở cơ cổ và làm cho đầu bị nghiêng sang một bên”. Người bị trẹo cổ (trật cổ, vẹo cổ) sau khi ngủ dậy thường cảm thấy đau khi xoay, ngẩng, nghiêng hoặc cúi đầu.

Cổ bị trẹo không quá nguy hiểm trong giai đoạn đầu nhưng gây nhiều bất tiện, phiền toái trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, may mắn là tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được tiếp cận và khắc phục kịp thời.

Trẹo cổ được chia thành 2 loại, đó là:

  • Trẹo cổ cấp tính: Xảy ra đột ngột và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần do. Các dấu hiệu trẹo cổ bao gồm căng cơ, sưng cơ cổ, tư thế đầu bất thường, viêm hạch bạch huyết và đau nhức dữ dội sau khi ngủ dậy hoặc thực hiện một vài hoạt động đặc biệt.

  • Trẹo cổ mãn tính: Kéo dài trong thời gian dài (từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là nhiều năm) do các thói quen xấu, chấn thương hoặc chưa điều trị dứt điểm trẹo cổ cấp tính.

 Trẹo cổ khi ngủ dậy thường khiến người bệnh đau đớn, gặp nhiều bất tiện

Trẹo cổ khi ngủ dậy thường khiến người bệnh đau đớn, gặp nhiều bất tiện

Nguyên nhân gây trẹo cổ

Nguyên nhân gây trẹo cổ rất đa dạng và phức tạp, thường liên quan đến tình trạng cơ, xương và các mô mềm xung quanh cổ vai gáy. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến khiến cổ bị trẹo, có thể phù hợp với tình trạng của bạn.

Nguyên nhân

Giải thích chi tiết

Căng thẳng, áp lực

     Căng thẳng, áp lực tạo ra hiện tượng căng cơ và áp lực quá mức lên các cơ và mô xung quanh khu vực cổ – vai. Nếu không được giải phóng, chúng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm trẹo cổ mãn tính.

Tổn thương vùng cổ – vai

     Khu vực cổ và vai là phần quan trọng trong hệ thống cơ xương khớp. Do đó, khi bị tổn thương, chúng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và hoạt động bình thường của cơ và xương, dẫn đến nhiều vấn đề vùng cổ.

Tuổi tác

     Cơ bắp và xương dần trở nên yếu hơn theo thời gian. Điều này nghĩa là khi bạn càng lớn tuổi, cơ bắp và xương của bạn càng mất đi sức mạnh, độ cứng cáp, dẻo dai ban đầu, từ đó góp phần làm tăng nguy cơ trẹo tại vùng cổ vai gáy.

Vận động sai kỹ thuật

     Vận động sai kỹ thuật có thể tạo ra áp lực và căng thẳng không cần thiết lên khu vực cổ và vai. Điều này gây ra sự không ổn định trong hệ cơ xương khớp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xảy ra trật cổ.

Chấn thương

     Các chấn thương do va chạm, tai nạn giao thông có thể gây tổn thương cho các cơ, xương và mô mềm trong khu vực cổ vai gáy. Vì thế, khi xảy ra chấn thương, những tác động từ bên ngoài có thể làm thay đổi sự cân bằng và liên kết giữa các cơ trong khu vực này, dẫn đến tình trạng trẹo.

Bệnh lý cơ xương khớp

     Các bệnh lý xương khớp như loãng xương, viêm khớp cổ/vai, thấp khớp cổ, thoái hóa đốt sống cổ, có thể gây ra sự thay đổi về cấu trúc xương, sự ổn định và linh hoạt trong khu vực cổ – vai – gáy, dẫn đến sự hạn chế vận động tự nhiên và tạo điều kiện cho việc xảy ra trẹo.

Di truyền

     Một số gen bất thường có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái.  Các biến đổi này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của cơ, xương, khớp, góp phần vào tình trạng trẹo khu vực này.

Tư thế ngủ không đúng

     Ngủ một bên, ngủ úp mặt, ngủ với gối quá cao hoặc không đúng vị trí đều có thể gây căng cơ, tạo áp lực lên cổ và vai, dẫn đến tình trạng trẹo cổ vai gáy.

 Kê gối quá cao cũng có thể khiến bạn bị trẹo cổ khi ngủ dậy

Kê gối quá cao cũng có thể khiến bạn bị trẹo cổ khi ngủ dậy

⚠️Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây trẹo vùng và có thể còn rất nhiều nguyên nhân khác chưa được đề cập. Vì thế, để xác định chính xác nguyên nhân gây trẹo vùng cổ của bản thân, việc tham khảo và nhận tư vấn bởi chuyên gia y tế là điều cần thiết!

Trẹo cổ bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Thời gian hồi phục và tình trạng trẹo cổ có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và phương pháp điều trị. Tuy nhiên, thông thường, thời gian để hồi phục cổ bị trẹo có thể được xác định như sau:

  • Đối với trẹo cổ cấp tính: Cải thiện trong vòng 24 – 48 giờ, tuy nhiên một số triệu chứng cần đến một tuần hoặc lâu để chấm dứt hoàn toàn. Đôi khi, các triệu chứng có thể tái phát sau đó mà không rõ lý do.

  • Đối với trẹo cổ mãn tính: Bệnh khó điều trị và có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như căng cơ kéo dài, viêm nhiễm, hạn chế vận động và nhiều triệu chứng thần kinh khác.

Như vậy, trẹo hay vẹo cổ thường không gây nguy hiểm trong trường hợp cấp tính. Tuy nhiên, đối với trường hợp mãn tính, việc kiểm tra và điều trị dưới sự hỗ trợ của bác sĩ là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

 Chứng trật cổ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Chứng trật cổ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Bị trẹo cổ phải làm sao? 4+ cách chữa trẹo cổ hiệu quả

Khi các cơn đau do vẹo cổ bắt đầu xuất hiện, nhiều người thường rơi vào trạng thái khủng hoảng, không biết bị trẹo cổ nên làm gì cho hết; từ đó dẫn đến những hành động không phù hợp, khiến tình trạng trẹo trở nên nặng hơn. 

Theo các chuyên gia, trong tình huống này, bạn cần hết sức bình tĩnh và áp dụng lần lượt các biện pháp sau đây:

Cách chữa trẹo cổ tại nhà

Cách 1 – Xoa bóp: Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút, sau đó thoa một chút dầu cao hoặc cồn rượu nên vùng bị trẹo rồi nhẹ nhàng ấn các đầu ngón tay vào cổ để các cơ được thư giãn, giảm đau và khó chịu.

Cách 2 – Chườm nóng/lạnh: Dùng khăn nóng hoặc túi chườm đá để chườm lên chỗ bị đau nhằm giảm sưng, viêm, giãn cơ và dịu nhanh chóng cơn đau.

Cách 3 – Điều chỉnh tư thế ngủ/ngồi/làm việc: Khi ngủ, bạn nên ưu tiên nằm ngửa, sử dụng gối mềm và có độ cao vừa phải. Khi ngồi hoặc làm việc, bạn nên ngồi thẳng lưng, đầu không cúi, không dựa về phía trước, đặc biệt là khi xem điện thoại hoặc ngồi máy tính. 

Cách 4 – Tập các bài tập cổ: Tập các bài tập nhẹ nhàng như: kéo giãn, cải thiện sự chuyển động (xoay đầu, gật đầu) có thể cải thiện sự chuyển động ở các cơ và giảm đau nhức hiệu quả.

 Ngủ bị trẹo cổ phải làm sao? - Tập các bài tập kéo giãn, cải thiện sự chuyển động cổ

Ngủ bị trẹo cổ phải làm sao? – Tập các bài tập kéo giãn, cải thiện sự chuyển động cổ

⚠️Lưu ý: Các cách chữa vẹo cổ tại nhà trên chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, giúp cắt cơn đau tạm thời nhưng có thể bị tái phát.

Dùng thuốc giảm đau

Một số trường hợp trẹo cổ sẽ được bác sĩ kê thuốc giãn cơ diazepam, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau mạnh codein, thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể được chỉ định tiêm lượng nhỏ botulinum toxin vào cơ thể để giảm đau hiệu quả hơn. 

Mặc dù chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời, tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên được thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ; tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu được đánh giá là một trong những cách chữa trẹo cổ khi ngủ an toàn, hiệu quả và được bác sĩ khuyến nghị nhiều nhất. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể xây dựng bài tập phù hợp. 

Trong điều kiện tốt nhất, người bệnh sẽ được tập vật lý trị liệu kết hợp với các thiết bị hỗ trợ hiện đại để giảm sưng, giảm đau và cải thiện khả năng vận động cổ nhanh chóng. 

Tập vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện tình trạng trẹo, vẹo cổ rất tốt

Tập vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện tình trạng trẹo, vẹo cổ rất tốt

Phẫu thuật

Nếu chứng vẹo cổ quá nghiêm trọng, những cách cải thiện trên không mang lại kết quả tốt thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc can thiệp y khoa chuyên sâu. Cụ thể, các phương pháp phẫu thuật trẹo cổ thường được áp dụng bao gồm: kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh/cơ, kích thích não cản trở các tín hiệu thần kinh hoặc hợp nhất các đốt sống cổ bất thường.

⚠️Lưu ý: Các phương pháp phẫu thuật trẹo/vẹo cổ cần rất nhiều chi phí nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bệnh tái phát, cơn đau nặng hơn,… Do đó, cách chữa vẹo cổ này được khuyến khích là biện pháp cuối cùng – khi điều trị nội khoa thất bại.

5 lời khuyên quan trọng giúp ngăn ngừa, cải thiện chứng trẹo cổ

Chăm sóc khi bị vẹo cổ rất quan trọng trong việc giảm đau, tăng tốc quá trình phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho người bị trẹo/vẹo cổ.

  1. Nghỉ ngơi và giới hạn hoạt động: Để các cơ và đốt sống cổ phục hồi, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây đau đớn và căng thẳng vùng cổ như: cắt cỏ, nâng đồ nặng hoặc những hoạt động gây áp lực lên cổ.

  2. Sử dụng băng đỡ: Bằng đỡ cổ là dụng cụ hỗ trợ rất tốt trong việc ổn định, giảm áp lực lên vùng cổ bị trẹo (dù bạn có phẫu thuật hay không). Do đó, hãy tìm hiểu các loại bằng đỡ chất lượng để đảm bảo tính hiệu quả.

 Nên sử dụng băng đỡ khi ngủ dậy bị trẹo cổ

Nên sử dụng băng đỡ khi ngủ dậy bị trẹo cổ

  1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị vẹo cổ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt gà, cá, hạt hướng dương, đậu, hạt chia), thực phẩm chứa chất chống viêm (lựu, mâm xôi, dầu ô liu, hạt chia, húng quế và các loại rau xanh), thực phẩm giàu canxi và vitamin D (sữa, sữa đậu nành, rau xanh, hạt lựu và cá) nhằm hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi đạt hiệu quả tối đa.

  2. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nếu muốn sử dụng các loại thuốc hoặc điều trị vật lý trị liệu, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

  3. Bổ sung các sản phẩm tốt cho xương khớp: Hãy lựa chọn những sản phẩm lành tính có chứa CARYOTIN – thành phần trong quả Đủng đỉnh có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả hoặc Collagen Type II – Collagen tự nhiên trong sụn khớp giúp làm dày mạng lưới fibrillar, qua đó tăng cường sự dẻo dai và độ bền của sụn khớp.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề về xương khớp như khớp gối kêu lục cục, thấp khớp hoặc bị trẹo cổ khi ngủ dậy, hãy tham khảo Xương khớp Ancoplus. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng với công dụng làm trơn khớp, giảm đau, kháng viêm tận gốc, đồng thời tái tạo phục hồi sản sinh tế bào sụn khớp mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancoplus được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 22000. Với thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm, tuyệt đối an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Thành phần thảo dược quý tạo nên Ancoplus
                                                        Thành phần thảo dược quý tạo nên Ancoplus

Sự kết hợp độc đáo của bài thuốc Nam cổ phương nổi tiếng “Thập Toàn Đại Bổ”, có gia giảm thêm một số thảo dược quý khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp tận gốc, ngoài ra các loại thảo dược này còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi chức năng của xương khớp. 

Nhìn chung, trẹo cổ không chỉ gây ra sự đau đớn, khó chịu mà ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Vì thế, việc tìm được phương pháp chữa trị thích hợp và kịp thời là điều cần thiết, giúp thúc đẩy thời gian phục hồi đốt sống cổ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang có dấu hiệu trẹo cổ, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Hoặc bạn có thể liên hệ đến 0866 67 27 88 để được tư vấn chi tiết và chuyên sâu về tình trạng bệnh cũng như các giải pháp an toàn, hiệu quả để cải thiện chứng trẹo cổ bằng các loại thảo dược tự nhiên!

Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

Hotline: 0866 67 27 88

Website: www.ritado.vn

Email: ritadovn@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button