Viêm Bao Gân là một bệnh lý xương khớp nhiều người mắc phải và nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày.
Viêm bao gân là gì?
Viêm bao gân là tình trạng viêm xuất hiện xung quanh gân (bộ phận nối xương và cơ). Bệnh lý này có thể xảy ra ở hầu hết các vị trí trên cơ thể nhưng nhiều nhất thường là cổ tay, vai, gối, ngón tay, bàn chân,…
Triệu chứng phổ biến của bệnh là đau nhức nên gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tùy theo vị trí bị bệnh, viêm bao gân có tên gọi tương ứng, cụ thể như viêm bao gân cổ tay, viêm bao gân ngón tay, viêm bao gân ngón tay cái,…
Viêm bao gân là bệnh lý xuất hiện xung quanh gân
Triệu chứng điển hình bệnh viêm bao gân
Tùy thuộc vào vị trí bị viêm bao gân và các khớp bị tổn thương mà tình trạng bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các dấu hiệu điển hình giúp người bệnh nhân biết được bệnh có thể kể đến là:
-
Sưng khớp và đau khớp.
-
Cứng khớp, khó cử động hay di chuyển.
-
Vùng khớp bị thương thường có độ nhạy cảm cao, dễ đau khi ấn vào.
-
Vùng da dọc theo dây chằng sưng tấy và đỏ ửng, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
-
Các cơn đau có thể lan ra nhiều vùng khác nhau và đau nhiều hơn khi cử động.
-
Cử động các khớp không được trơn tru và có thể phát ra tiếng kêu lạo xạo.
Ngoài những triệu chứng nêu trên, một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp thêm một số biểu hiện khác như nhiễm trùng dẫn đến sốt nhẹ. Lúc này, cần can thiệp y khoa càng sớm càng tốt.
Nếu để bệnh kéo dài và không có phương án điều trị kịp thời, viêm bao gân có thể cản trở khả năng vận động của người bệnh. Thậm chí là dẫn đến một số biến chứng khác:
-
Gân bị đứt, rách.
-
Khớp cứng và khó di chuyển hơn.
-
Teo cơ ngón cái.
-
Mất cảm giác bàn tay.
-
Biến dạng cổ tay, bàn tay.
Nguyên nhân bị viêm bao gân
Viêm bao gân có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do các chấn thương ở dây chằng hoặc cơ, xương xung quanh. Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp đã có nghiên cứu và chia nguyên nhân gây bệnh ra thành hai nhóm chính:
-
Các nguyên nhân cơ học: Vận động quá mạnh, hay lặp đi lặp lại cùng một vị trí, cử động sai tư thế gây ra các chấn thương cơ, khớp hoặc bong gân, gân bị kéo mạnh đột ngột,…
-
Nguyên nhân bệnh lý: Những người có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp, mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như gout, tiểu đường, xơ cứng bì,… có nguy cơ cao bị viêm bao gân hơn so với người bình thường. Ngoài ra, một số tình trạng nhiễm trùng khác ở gân, cơ cũng làm tăng khả năng bị bệnh.
Các bệnh lý xương khớp cũng là nguyên nhân gây viêm bao gân
Chẩn đoán và cách điều trị viêm bao gân
Việc chẩn đoán để đánh giá chính xác tình trạng bệnh là rất cần thiết. Đây là bước tiền đề để đưa ra được giải pháp điều trị phù hợp với mức độ của bệnh lý.
Các bác sĩ thường sẽ tiến hành khám lâm sàng tại những vùng có dấu hiệu sưng đỏ. Đồng thời, kiểm tra chức năng vận động ở những khớp bị ảnh hưởng. Đây là cách tìm điểm đau hay nghi ngờ bị viêm. Ngoài khám lâm sàng, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp x-quang, chụp MRI cũng sẽ được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra một số chỉ định về cách điều trị bệnh viêm bao gân phù hợp. Cụ thể như:
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và tạm dừng các hoạt động sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả. Khi nghỉ ngơi, bao gân và các gân bị tổn thương sẽ được thư giãn, giảm bớt căng thẳng.
Sử dụng nẹp
Với nhiều vị trí bị viêm bao gân như cổ tay, ngón tay,… có thể sử dụng nẹp để cố định. Nẹp giúp cổ tay, ngón tay được nâng đỡ và giảm áp lực lên gân. Từ đó, hạn chế được tình trạng di lệch làm tăng mức độ đau của bệnh.
Nẹp giúp cố định vùng bao gân bị viêm
Đồng thời, nẹp cũng hỗ trợ nhiều trong việc tránh những tác động mạnh từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến việc chữa lành các tổn thương ở khớp, gân. Tạo điều kiện cho các mô được tái tạo và giảm đau.
Chườm lạnh
Sử dụng túi chườm lạnh, chườm trực tiếp lên cùng bao gân bị viêm. Nhiệt độ thấp giúp giảm đau, sưng và viêm hiệu quả.
Với cách này, người bệnh có thể áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần mỗi khi thấy đau. Mỗi lần chườm khoảng 15 phút để cảm nhận hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý không được chườm đá trực tiếp mà cần cho vào túi, khăn bông nhằm tránh bị bỏng lạnh.
Chườm lạnh giúp giảm đau nhanh chóng
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có khả năng phục hồi chức năng có các khớp, gân bị tổn thương và viêm. Đồng thời, cách này giúp giảm đau, tăng cường sức cơ và phục hồi vận động rất tốt.
Ngoài ra, tập vật lý trị liệu cũng là giải pháp để tăng cường máu lưu thông, thúc đẩy khả năng chữa lành các mô bị tổn thương. Các khớp cũng trở nên linh hoạt hơn, duy trì khả năng truyền lực hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Hiện nay, đa số người bệnh khi bị viêm bao gân đều tìm đến thuốc sử dụng để giảm đau nhanh chóng. Một số loại thuốc phổ biến là”
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là thuốc giảm đau và kháng viêm không kê đơn. Thuốc hỗ trợ điều trị viêm, giảm sưng đau cho người bệnh.
-
Tiêm steroid: Trong trường hợp uống thuốc không cho hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định tiêm steroid quanh gân. Phương pháp này cho hiệu quả giảm đau, giảm viêm nhanh trong thời gian dài.
Tiêm steroid cho hiệu quả giảm đau nhanh
Phẫu thuật viêm bao gân cổ tay
Phương pháp phẫu thuật viêm bao gân cổ tay không thật sự được khuyến khích sử dụng. Phẫu thuật thường chỉ định khi các giải pháp điều trị nêu trên không cho hiệu quả và tổn thương bao gân đã tiến triển nặng, nghiêm trọng.
Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ rách một đường nhỏ vừa đủ để tiến hành giải phóng bọc gân. Qua đó, giúp tăng không gian trong đường hầm và giải quyết tình trạng kích ứng, ma sát giữa gân và bao gân.
Sau phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng nẹp để bảo vệ và kết hợp tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, tăng sức mạnh cho gân, cơ. Người bệnh cần xác định sẽ mất từ 3 – 4 tháng để phục hồi sau phẫu thuật.
Giải pháp phòng ngừa viêm bao gân cổ tay
Bệnh viêm bao gân dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nhìn chung vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và đời sống người bệnh. Vì vậy, mọi người nên có biện pháp ngăn ngừa bệnh thay vì “chờ bệnh đến mới chữa”:
-
Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hệ cơ, gân, khớp được thư giãn và phục hồi chức năng.
-
Tránh lặp lại những chuyển động tương tự ở vùng cổ tay, ngón tay, bàn tay quá nhiều.
-
Hạn chế tác động mạnh lên các vùng bao gân để hạn chế việc cơ bị kéo căng quá mức, tăng áp lực lên xương khớp, gân và bao gân. Đây là nguyên nhân gây kích ứng, tổn thương và phát sinh viêm cấp.
-
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và cân bằng cơ thể và các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. Một số dưỡng chất cần thiết bổ sung như omega-3, protein, canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin E,…
-
Luôn khởi động trước khi vận động nặng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm bao gân. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng, thậm chí là biến chứng. Chính vì vậy, ngay khi cơn đau bắt đầu, mọi người nên có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm.
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com