Bệnh Thấp Khớp Hình Thành Do Đâu? Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Thấp khớp là một trong những bệnh lý của xương khớp, ảnh hưởng đến cơ bắp, xương và hệ thống khớp. Bệnh này thường có triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng nếu không sớm phát hiện có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để nhận biết bệnh và điều trị? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bệnh thấp khớp là gì? 

Thấp khớp (tiếng Anh là rheumatism) chỉ các hiện tượng bất thường có liên quan đến khớp và cơ. Trong nhiều trường hợp, nó được coi là bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc tình trạng đau cơ xơ hóa. 

Thấp khớp còn được coi là bệnh viêm khớp dạng thấp

Thấp khớp còn được coi là bệnh viêm khớp dạng thấp

Thấp khớp được chia làm 2 loại chính: 

  • Thấp khớp liên quan tới khớp: Chỉ các tình trạng ảnh hưởng đến khớp xương như viêm khớp dạng thấp, lupus, gout, viêm đốt sống,…

  • Thấp khớp không liên quan tới khớp: Chỉ tình trạng sức khỏe ảnh hưởng các phần mô mềm và cơ như viêm khớp dạng thấp. 

Bệnh thấp khớp là bệnh xương khớp phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh ở nam giới cao hơn. Ngoài ra, theo khảo sát, phần lớn đối tượng chính bị nằm ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. 

Nguyên nhân gây thấp khớp

Hiện nay, chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào về nguyên nhân dẫn đến thấp khớp. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh có liên quan đến nhiễm khuẩn, cơ địa và các rối loạn đáp ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, vai trò của lympho B và lympho T với sự tham gia của các tự kháng thể, các cytokines cũng có thể liên quan đến chức năng của các khớp. 

Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, có nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới bệnh thấp khớp mà bạn không nên bỏ qua: 

  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. 

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có ông bà, bố mẹ từng bị thấp khớp, nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường. 

  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. 

  • Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá có thể làm mất đi sụn và gãy xương lên gấp 2 lần so với người bình thường.

  • Tính chất nghề nghiệp: Những ngành nghề thường xuyên sử dụng acetone và thuốc trừ sâu, tiếp xúc xăng dầu có nguy cơ mắc bệnh cao. 

  • ….

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp

Nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều những dấu hiệu dưới đây, rất có thể đó là cảnh báo cho bệnh thấp khớp: 

  • Khớp bị co cứng, tình trạng này xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng, kéo dài trong khoảng 1 – 2 giờ. 

  • Các khớp bị yếu, có thể bị ấm lên và sưng. 

  • Khớp bị biến dạng do sụn và sụn nang khớp bị tổn thương. Nếu trường hợp này không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. 

  • Một số trường hợp người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng. 

  • ….

Thấp khớp gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Thấp khớp gây đau nhức khó chịu cho người bệnh

Thông thường, bệnh thấp khớp ở giai đoạn đầu chỉ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như vị trí khớp nối ngón tay với bàn tay, các ngón chân với bàn chân. Khi bệnh tiến triển nặng, phạm vi sẽ lan rộng hơn ra khớp cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, hông, vai,…

Ngay khi nhận thấy có những điểm bất thường ở hệ xương khớp, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và chẩn đoán. Việc chủ động càng sớm sẽ tăng khả năng phát hiện bệnh sớm, can thiệp điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến. 

Bệnh thấp khớp nguy hiểm như thế nào? 

Nếu không phát hiện bệnh thấp khớp kịp thời, để tình trạng thấp khớp cấp tiến triển nặng, có thể khiến một số biến chứng sau xuất hiện: 

  • Loãng xương. 

  • Nang dạng thấp. 

  • Khô mắt và miệng. 

  • Nhiễm trùng

  • Ảnh hưởng tim mạch như tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và tắc nghẽn, viêm túi bao tim. 

  • Nguy cơ bị viêm nhiễm, để lại sẹo trong mô phổi dẫn đến khó thở. 

  • Ung thư hạch bạch huyết. 

Cách chẩn đoán bệnh thấp khớp

Chẩn đoán là một trong những bước quan trọng và bắt buộc phải có nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp. Thực tế, nếu bệnh ở giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán bởi các triệu chứng không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện các cách sau để chẩn đoán bệnh: 

  • Xét nghiệm máu: Qua xét nghiệm máu, bác sĩ đánh giá dược tỷ lệ kết tủa của hồng cầu và protein phản ứng C cao. Đồng thời, cách này cũng tìm ra được các yếu tố thấp khớp và kháng thể anti-CCP. 

  • Chụp X-quang. 

  • Chụp MRI hoặc sử dụng sóng siêu âm để đánh giá mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào. 

Có nhiều cách chẩn đoán bệnh thấp khớp

Có nhiều cách chẩn đoán bệnh thấp khớp

Cách chữa thấp khớp phổ biến

Hiện nay, chưa có cách nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng thấp khớp. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây: 

Sử dụng thuốc điều trị 

Các bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc sau cho người bệnh thấp khớp tùy thuộc vào mức độ của bệnh: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol, Codein,…

  • Thuốc chống viêm không Steroid: Sử dụng cho giai đoạn nhẹ, có thể dùng kéo dài nhiều năm để hạn chế triệu chứng bệnh, giảm đau và giảm viêm. 

  • Nhóm thuốc steroid: Thuốc giúp kháng viêm và giảm đau, làm chậm quá trình phá hủy khớp. 

  • Thuốc chống thấp khớp cải thiện bệnh: Làm chậm quá trình phá hủy của viêm khớp dạng thấp, bảo vệ khớp và các mô. 

  • Tác nhân sinh học: sử dụng thuốc kích thích phản ứng sinh học như DMARD sinh học. Thuốc này kết hợp với thuốc DMARD không sinh hjc sẽ cho hiệu quả cao hơn. 

Lưu ý, những thuốc điều trị bệnh thấp khớp kể trên có thể đi thẳng vào hệ miễn dịch của cơ thể, giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ, việc dùng quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

Dùng thuốc Đông y 

Đông y cũng là một trong những giải pháp điều trị bệnh thấp khớp có xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi tính an toàn và hiệu quả chuyên sâu. Theo quan điểm của Đông y, bệnh thấp khớp hình thành do các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể khiến cho khí huyết không lưu thông được trong kinh mạch, ngưng trệ dẫn đến đau. 

Để giải quyết vấn đề này, Đông y tập trung vào điều trị tận gốc, nghĩa là ngăn chặn các yếu tố phong, hàn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể. Như vậy, các triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi nhanh chóng, bền vững hơn. 

Đông y điều trị bệnh thấp khớp an toàn, không tác dụng phụ

Đông y điều trị bệnh thấp khớp an toàn, không tác dụng phụ

Các bài thuốc Đông y chữa thấp khớp thường chứa các thành phần như Kê huyết đằng, Tầm gửi, Cẩu tích, Kha khếp, Na rừng, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Hy thiêm, vương cốt đằng,… Các vị thuốc sẽ được thầy thuốc kết hợp với nhau linh hoạt theo tỷ lệ nhất định giúp phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất. 

Hiện nay có nhiều địa chỉ khám chữa bệnh thấp khớp bằng Đông y, người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn. 

Vật lý trị liệu 

Chữa thấp khớp bằng liệu pháp vật lý trị liệu có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ và cho hiệu quả tương đối rõ rệt. Cách này có thể áp dụng song song với sử dụng thuốc điều trị. 

Xây dựng một lối sống lành mạnh, năng động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… sẽ giúp bạn đẩy lùi được triệu chứng đau nhức, giảm viêm. 

Trị liệu giúp điều trị bệnh thấp khớp an toàn

Trị liệu giúp điều trị bệnh thấp khớp an toàn

Phẫu thuật điều trị thấp khớp

Trong trường hợp áp dụng các phương pháp điều trị nêu trên không cho tác dụng, tình trạng thấp khớp tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật là giải pháp được các bác sĩ chỉ định cuối cùng. Mục đích của phẫu thuật giúp phục hồi chức năng bị mất do thấp khớp cũng như sửa chữa lại những phần khớp đã bị phá hủy. 

Một số dạng phẫu thuật có thể được áp dụng là: 

  • Thay thế khớp: Loại bỏ khớp bị tổn thương bằng một khớp giả khác. 

  • Làm chảy khớp: Định hình lại khớp bằng cách làm chảy khớp. 

  • Sửa chữa dây chằng: Sửa lại những dây chằng bị phá hủy, từ đó giúp khớp phục hồi và khỏe hơn. 

Bệnh thấp khớp kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

Sức khỏe của hệ xương khớp bị ảnh hưởng ít nhiều từ chế độ ăn uống của người bệnh. Do đó, cần có chế độ kiêng khem hợp lý để hạn chế các triệu chứng tiến triển nặng hơn. 

Vậy thấp khớp kiêng ăn gì? Bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu. 

  • Thịt chế biến sẵn. 

  • Thức ăn chế biến sẵn. 

  • Thực phẩm chứa quá nhiều muối. 

  • Thực phẩm chứa nhiều đường. 

  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá. 

Người bệnh thấp khớp nên có chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Người bệnh thấp khớp nên có chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Những loại thực phẩm kể trên có thể khiến cho các tổn thương ở xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp bị sưng và đau dữ dội hơn. Thậm chí, một số hoạt chất làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh, gây ra các phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe. 

Ngoài việc để ý đến thực phẩm cần kiêng, người bệnh cũng nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt. 

  • Rau và trái cây. 

  • Các loại sữa ít béo và protein động vật (thịt gà, cá,…)

  • Một số loại chất béo bão hòa như dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng và các loại chất béo chuyển hóa như dầu oliu, cá béo,… Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung một lượng ít, không nên lạm dụng. 

Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp

Như đã thấy, bệnh thấp khớp gây ra những triệu chứng khó chịu và gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế bệnh phát triển nặng.

Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý một số vấn đề như sau: 

  • Trong thời gian điều trị bệnh, đảm bảo tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng thuốc và các dặn dò khác. 

  • Hình thành và duy trì lối sống tích cực, hạn chế để tinh thần rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.

  • Nếu có những bất thường trong quá trình trị bệnh, cần liên hệ bác sĩ ngay để được hướng dẫn chi tiết. 

  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, nhảy aerobic để tăng sức mạnh và độ bền cho cơ bắp, xương khớp. 

  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên xương khớp, phòng ngừa bệnh hình thành hiệu quả. 

Kết luận: Bệnh thấp khớp thường chỉ diễn ra đột ngột trong một thời gian ngắn và biến mất nhưng nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có sự can thiệp. Chính vì vậy, người bệnh cần có những kiến thức nhất định về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp ích cho quý vị. 

Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

Hotline: 0866 67 27 88

Website: www.ritado.vn

Email: ritadovn@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button