Từ lâu, chế độ dinh dưỡng đã được chứng minh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Đối với bệnh đau khớp gối, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp và ngăn chặn các biến chứng nặng xảy ra. Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong ngăn ngừa và điều trị thoái hóa khớp gối
Dinh dưỡng có rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Mỗi chất dinh dưỡng sẽ có công năng và vai trò riêng đối với từng vị trí khác nhau.
Đối với thoái hóa khớp gối, một số dưỡng chất như canxi, omega-3, vitamin C, D,… sẽ giúp giảm đau, chống viêm, nuôi dưỡng sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, không có một loại thực phẩm hay chất dinh dưỡng nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao tình trạng sức khỏe xương khớp, cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa những tổn thương tiến triển nặng hơn ở khớp gối.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ giúp chúng ta giảm cân và duy trì một cân nặng hợp lý, làm giảm áp lực của trọng lượng lên khớp gối nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung.
Ngoài các chế phẩm thuốc giúp tăng cường lượng dịch khớp cho người bệnh, một số thực phẩm ăn uống cũng có thể cung cấp chất nhờn cho cơ thể. Do vậy cần lưu ý bổ sung các thực phẩm này cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Rau xanh
Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, C, E rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp. Một số loại rau phải kể đến như:
- Rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải thìa, rau diếp cá, bông cải xanh,… chứa hàm lượng oxy hóa cao, giàu magie, canxi, chất xơ, vitamin C, K,… giúp xương khớp được dẻo dai, bảo vệ mô sụn và làm chậm quá trình thoái hóa của khớp.
- Rau củ có màu cam như cà rốt, bí ngô,… cung cấp hàm lượng canxi, vitamin A, C rất dồi dào, hỗ trợ tốt trong việc phục hồi mô sụn tại khớp. Ngoài ra, các loại rau củ này còn giúp sản sinh ra collagen tự nhiên.
- Rau chân vịt: Chứa nguồn vitamin D phong phú, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, flavonoid trong rau chân vịt còn có khả năng giúp chống viêm, rất tốt cho người bị viêm khớp hoặc loãng xương.
Trái cây họ cam
Các loại trái cây họ cam như: cam, chanh, quýt, bưởi,… là loại thực phẩm cung cấp vitamin C, D rất dồi dào, giúp giảm viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương tại khớp.
Ngoài ra, chúng còn góp phần giúp chữa lành các gân, cơ và giúp cho xương khớp khỏe mạnh.
Quả mọng
Trong quả mọng có chứa hàm lượng lớn các khoáng chất, vitamin, chất xơ, canxi, magie, kẽm, rutin và các chất chống oxy hóa,… rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe xương khớp. Đặc biệt là đối với người bị thoái hóa khớp gối.
Một số loại quả mọng phải kể đến như: nho, dâu tây, việt quất, dâu tằm, mâm xôi,…
Cá béo
Cá béo là nguồn cung cấp acid béo omega-3 phong phú. Bổ sung dưỡng chất này thường xuyên sẽ giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng đau nhức, co cứng khớp hiệu quả và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Một số loại cá béo phải kể đến như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm,… Các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.
Các loại nấm
Đa số các loại nấm đều có chứa hàm lượng vitamin rất cao. Chúng có khả năng giúp chống viêm, chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Người bệnh thoái hóa khớp gối cần bổ sung các loại nấm như nấm hương, nấm mèo,…
Chất ergosterol có trong nấm hương sẽ chuyển hóa thành vitamin D dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, bảo vệ xương khớp, hỗ trợ điều trị chứng tê bì tay chân, chống viêm và chữa suy nhược cơ thể.
Đối với nấm mèo hay còn gọi là nấm mộc nhĩ, ngoài các tác dụng tích cực đến xương khớp, chúng còn giúp hạ huyết áp và phòng ngừa xơ vữa động mạch,…
Sữa
Sữa là loại thực phẩm rất tốt cho người mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người bị thoái hóa khớp gối. Sữa cung cấp canxi, protein và magie rất dồi dào giúp nuôi dưỡng sụn khớp, đồng thời cải thiện các triệu chứng sưng đau.
Sữa đậu nành là loại sữa tốt nhất cho người bệnh thoái hóa khớp gối, chúng chứa hàm lượng lớn chất chống lão hóa và kích thích tế bào sụn sản sinh collagen từ đó làm chậm đi quá trình thoái hóa khớp.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên bổ sung từ 500ml – 1000ml sữa mỗi ngày để hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
Trà Xanh
Trong trà xanh có chứa EGC, GC, GCG, chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin phong phú. Trong đó, EGC giúp kích thích xương tăng trưởng và ngăn chặn các tế bào phá hủy và làm yếu xương.
Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung trà xanh để ngăn chặn quá trình thoái hóa của khớp.
Các loại gia vị
Các loại gia vị như: tỏi, gừng, nghệ, tiêu, ớt, lá lốt,… đều có tác dụng chống viêm, và giảm đau rất hiệu quả. Những loại gia vị này giúp diệt khuẩn, xoa dịu các cơn đau do tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?
Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, gà rán, rau xào, thịt chiên, chả giò, cá viên chiên,… chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn. Chất béo bão hòa sẽ làm cho tình trạng viêm, sưng ngày càng nghiêm trọng hơn, cản trở quá trình hồi phục tổn thương trong khớp.
Ngoài ra, dầu chiên còn làm tăng cholesterol trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao.
Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung cấp đạm và sắt rất dồi dào, tuy nhiên nó có thể sản sinh ra một số kháng nguyên tấn công vào trong khớp bị thoái hóa, gây nên tình trạng viêm, sưng khớp.
Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu,… có thể cung cấp protein bằng thịt gà, thịt vịt và các loại protein từ thực vật.
Đường
Đường là tác nhân gây gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, làm cho hệ thống xương khớp ngày càng yếu đi.
Thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, chè, nước ngọt,… sẽ làm cho tình trạng viêm nặng hơn và tăng mức độ tổn thương tại khớp bị thoái hóa.
Muối
Việc ăn các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng hàm lượng natri trong máu, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khớp bị sưng viêm, tình trạng thoái hóa ngày càng nặng và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Ngoài ra muối còn gây ra nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp,…
Chất kích thích
Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… rất có hại cho sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như gout, viêm khớp, thoái hóa khớp,…
Ngoài ra, sử dụng rượu bia lâu dài sẽ gây ra những tổn thương cho gan, thận, mạch máu,…
Xem thêm: Phương Pháp Chẩn Đoán Và Điều Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì. Bạn có thể dựa vào những kiến thức trên để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đúng cách và lành mạnh, kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh thoái hóa khớp gối, hãy để lại bình luận bên dưới, chuabenhkhop sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn hoàn toàn miễn phí!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com