Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở nước ta đang gia tăng ở mức đáng báo động. Loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh và người già có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh này thường diễn biến thầm lặng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh loãng xương và cách điều trị, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Kiến thức về bệnh loãng xương
Loãng xương là gì?
Loãng xương là tình trạng xương rối loạn chuyển hóa của bộ xương, làm xương bị suy yếu, mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần đi. Chính vì vậy, xương rất dễ bị tổn thương và bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Nguyên nhân gây loãng xương
Nguyên nhân nguyên phát:
- Tuổi tác: đối với những người cao tuổi, hàm lượng hormone trong cơ thể bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi vào xương bị dẫn đến tình trạng mật độ chất trong xương thưa dần đi gây loãng xương.
- Phụ nữ sau mãn kinh: ở giai đoạn này, phụ nữ có sự biến đổi lớn về nội tiết tố như: giảm nội tiết tố nữ estrogen, giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu…làm đẩy nhanh quá trình loãng xương.
Nguyên nhân thứ phát:
- Bệnh nội tiết: cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi…
- Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mãn tính
- Bệnh khớp: viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống…
- Bệnh ung thư
- Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt…
- Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài.
Đọc thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Hoàn Toàn Được Không?
2. Các phương pháp điều trị loãng xương phổ biến hiện nay
Điều trị không dùng thuốc
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa canxi như: phô mai, sữa chua, tôm khô, sữa bò, đậu tương, xương ống động vật, cua,….
- Các thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe: socola đen, trứng, cá, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa, dừa, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích…
- Các thực phẩm giàu vitamin D: súp lơ xanh, hạt đậu nành, rau bina, cải xoăn, bắp cải, chuối, cam, kiwi, dâu tây, việt quất, thanh long, xoài, đu đủ…
Đồng thời, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Thức ăn nhanh hoặc đồ chế biến sẵn
- Hạn chế dung nạp các thức ăn làm giảm khả năng hấp thu canxi như cà phê, ca cao, nước xương, sôcôla, thực phẩm có nhiều sắt…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá
- Hạn chế ăn mặn: chỉ ăn dưới 5g muối mỗi ngày.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Thường xuyên vận động, rèn luyện cơ thể để xương khớp chắc khỏe, dẻo dai
Ngoài ra, để giảm áp lực lên cột sống và các đầu xương, người bệnh có thể dùng dụng cụ nẹp để chỉnh hình cho cột sống
Thường xuyên tập luyện thể dục:
Thường xuyên tập luyện thể dục vào buổi sáng giúp khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể tốt hơn. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như: yoga, bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, bơi lội…
Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, người bệnh nên tránh các bài tập phải kéo căng cột sống và tập luyện không quá 30 – 45 phút.
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc Calci Cacbonat + vitamin D3
Đây là loại thuốc không thể thiếu trong quá trình điều trị loãng xương. Thuốc có tác dụng bổ sung vitamin D3 và canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bị gãy xương.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Calci Cacbonat có thể để lại một số tác dụng phụ như: táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, ảnh hưởng dạ dày, rối loạn chuyển hóa calci…
- Thuốc Calcitonin
Thuốc này cũng khá phổ biến trong việc điều trị loãng xương, có tác dụng làm giảm nồng độ calci trong huyết thanh và giảm tiêu calci trong xương. Do đó, tình trạng loãng xương được kiểm soát tốt.
Tương tự, thuốc Calcitonin cũng để lại một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn, nóng bừng mặt
- Nhóm thuốc Glucosamine
Tác dụng của nhóm thuốc này là ngăn chặn quá trình hủy xương, tăng cường canxi cho cơ thể. Từ đó, giúp duy trì khả năng tạo xương, phòng ngừa và điều trị loãng xương hiệu quả. Thuốc chủ yếu sử dụng cho người già và những bệnh lý liên quan như: bệnh Paget, thiếu xương, ung thư xương…
- Thuốc Ibandronate
Thuốc Ibandronate thuộc nhóm thuốc ức chế tiêu xương, giúp làm chậm quá trình hủy xương, phòng ngừa gãy xương. Đặc biệt, thuốc còn được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương nặng và bệnh nhân bị ung thư di căn xương.
Một số tác dụng phụ do thuốc để lại như: tiêu chảy, đau ở chân hoặc cánh tay, triệu chứng cúm.
- Thuốc Raloxifene
Thuốc thường được sử dụng đối với phụ nữ mãn kinh bị loãng xương do suy giảm nồng độ estrogen. Thuốc có tác dụng duy trì mật độ xương giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như: đau đầu, tức ngực, nóng, sốt, buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy…
- Thuốc Teriparatide
Thuốc này có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa canxi, thúc đẩy sự phát triển xương mới. Thường được sử dụng cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương do loãng xương
- Nam giới bị loãng xương do nguyên phát
- Phụ nữ và nam giới bị loãng xương do glucocorticoid
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như: chuột rút chân, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau tại chỗ tiêm.
3. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?
Bệnh loãng xương sẽ không trở nên nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Nhưng hầu như tất cả bệnh nhân đều rất khó để phát hiện các triệu chứng của loãng xương cho đến khi các biến chứng xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt. Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến đó là:
Gãy xương
Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh loãng xương. Gãy xương rất dễ xảy ra, chỉ cần sau một cú va chạm nhẹ hoặc cúi gập nhẹ cũng có thể bị gãy xương. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt của người bệnh.
Những vị trí bị gãy xương, nguy cơ tàn tật vĩnh viễn lên đến 50% do khả năng hồi phục là rất ít. Đặc biệt, người từng bị gãy xương do loãng xương cũng rất dễ bị tái gãy xương về sau.
Lún xẹp cột sống
Tình trạng lún xẹp cột sống xảy ra khi người bệnh mang vác vật nặng hoặc không cẩn thận bị té ngã. Tuy không đe dọa lớn đến tính mạng nhưng khả năng cao gây tàn tật vĩnh viễn đối với người bệnh.
Lún xẹp cột sống khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức âm ỉ, khó chịu. Nếu số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể dẫn đến thoái hóa cột sống. Ngoài ra, tình trạng này có thể khiến cột sống bị biến dạng như: gù lưng, còng lưng,…
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin kiến thức về bệnh loãng xương. Hy vọng bạn sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé!.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline:0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com