Thoái hóa khớp cổ chân là hiện tượng vùng cổ chân bị đau, sưng và cứng khớp. Muốn điều trị hiệu quả, việc chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết. Muốn vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thoái hóa khớp cổ chân là gì? Nguyên nhân hình thành
Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và không ngoại trừ vùng khớp cổ chân. Thậm chí, có thể nói thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng rất dễ gặp bởi vùng này dễ gặp các chấn thương như bong gân, gãy xương cổ chân. Khi bị thoái hóa, cổ chân thường có cảm giác đau đớn, cứng khớp, sưng viêm và khó khăn trong quá trình vận động.
Cụ thể, thoái hóa khớp cổ chân là hiện tượng phân hủy liên tục của lớp sụn bao phủ bề mặt khớp. Song song với đó, toàn bộ khớp cổ chân có những thay đổi gồm bao hoạt dịch và các dây chằng, hai đầu xương. Các nguyên nhân phổ biến gồm:
-
Tuổi tác: Những người lớn tuổi có tỷ lệ mắc thoái hóa cổ chân cao hơn bởi quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh hơn.
-
Sụn bề mặt khớp bị phá vỡ: Sụn bị rạn nứt và nhuyễn hóa lớp bề mặt khiến sụn bị bào mòn dần, mỏng đi và tróc ra.
-
Xơ hóa hai đầu xương ở dưới sụn: Khi đầu xương bị xơ hóa sẽ gia tăng độ cứng và dày lên do sự hóa ngà. Lúc này, đầu xương bị suy giảm chức năng trong việc phân bổ trọng tải của các khớp, làm áp lực dồn nhiều lên các sụn khớp.
-
Viêm màng hoạt dịch: Quá trình phản ứng loại bỏ các mảnh vỡ của sụn trong khoang hoạt dịch làm tổn thương xảy ra và gây viêm màng hoạt dịch.
-
Những thay đổi khác: Việc dây chằng lỏng lẻo, cơ quanh khớp bị yếu cũng là yếu tố khiến cho thoái hóa khớp cổ chân hình thành.
-
Do chấn thương: Theo các chuyên gia, phổ biến nhất vẫn xuất phát từ việc cổ chân bị chấn thương ở xương mắt cá chân, xương chày, xương mác, chấn thương sụn chêm,…
-
Do các yếu tố bệnh lý: Theo nghiên cứu, có khoảng 12% các trường hợp người bệnh thoái hóa khớp chân xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn. Nó có thể là các bệnh như bàn chân bẹt, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng. rối loạn máu, tổn thương sụn và xương ở cổ chân,…
Thoái hóa khớp cổ chân có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh rất cần thiết. Sở dĩ vậy bởi thông qua căn nguyên hình thành bệnh giúp các bác sĩ lên được phương án điều trị phù hợp, đánh trúng bệnh, giải quyết các triệu chứng nhanh gọn, dứt điểm.
Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp chân
Việc phát hiện bệnh thoái hóa khớp cổ chân từ sớm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn đọc có thể tham khảo một số triệu chứng điển hình của bệnh dưới đây:
Đau vùng mắt cá chân
Đây là triệu chứng chính và thường xuất hiện từ sớm khi bị thoái hóa khớp cổ chân. Bạn có thể sẽ bị đau ở xương chày, mặt sau của bàn chân hoặc vị trí giữa bàn chân.
Cơn đau thường sẽ âm ỉ hoặc khởi phát dữ dội, đau buốt ở quanh vị trí khớp cổ chân. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể lan lên cả đùi và đầu gối. Khi bệnh diễn tiến nặng, cơn đau có thể “hành hạ” bạn ngay cả lúc nghỉ ngơi, đau vào ban đêm khi ngủ.
Sưng mắt cá chân
Trong khi sụn ở cổ chân bị mòn đi, các xương sẽ cọ xát vào nhau gây hiện tượng kích ứng. Lúc này, bao hoạt dịch sẽ sản sinh ra nhiều dịch khớp để bôi trơn và giảm ma sát nhưng có thể bị dư thừa làm mắc kẹt ở trong các mô của cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng tấy, phù nề ở vị trí mắt cá chân.
Mắt cá chân bị sưng, phù nề là dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Cổ chân bị cứng
Khi khớp bị sưng và các ma sát xảy ra liên tục sẽ khiến cổ chân bị cứng và khả năng vận động bị suy giảm, kém linh hoạt hơn. Thậm chí, phạm vi chuyển động của cổ chân cũng bị giới hạn, khó khăn mỗi khi co duỗi, đi lại khó khăn.
Tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào mỗi buổi sáng khi bạn vừa ngủ dậy. Do có một đêm dài nghỉ ngơi, không vận động nên các khớp dễ bị cứng lại.
Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu lạo xạo
Khi di chuyển, người bệnh thoái hóa khớp chân có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo xuất hiện ở vùng khớp cổ chân. Đây là dấu hiệu cho thấy sụn bị bào mòn và hai đầu xương đã không còn được bảo vệ, ma sát vào nhau mạnh sẽ gây ra những tiếng kêu đó.
Dáng đi bị thay đổi
Tình trạng thoái hóa sụn khớp khiến cho sụn ở cổ chân bị bào mòn và thường sự bào mòn này không có sự đồng đều. Do đó, dáng đi của người bệnh thường sẽ hơi khập khiễng, nghiêng về một bên. Đồng thời, phạm vi chuyển động của bàn chân sau cũng bị giảm đi đáng kể, lực bước giảm theo. Về lâu dài nếu không được khắc phục sớm nó có thể gây ra cả tình trạng thoái hóa khớp gối và khớp háng.
Cổ chân mất cân đối, ảnh hưởng dáng đi khi bị thoái hóa khớp
Hướng điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân nếu không điều trị kịp thời có thể khiến cho việc vận động của người bệnh gặp nhiều hạn chế, thậm chí là mất khả năng vận động, đi lại. Vì vậy, việc xác định điều trị là rất cần thiết.
Mặc dù bệnh này không thể giải quyết triệt để từ gốc tới ngọn nhưng các chuyên gia xương khớp nhấn mạnh, giai đoạn đầu của bệnh là lúc thích hợp nhất để điều trị. Khi các triệu chứng chưa quá rõ ràng sẽ giúp việc đẩy lùi sự tiến triển hiệu quả hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến bạn có thể tham khảo:
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng tây y
Tây y là phương pháp chữa bệnh được nhiều người bệnh lựa chọn nhất hiện nay bởi tính tiện lợi và hiệu quả nhanh trong việc giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Các giải pháp gồm có:
Sử dụng thuốc uống
Thuốc giảm đau, chống viêm thường là những loại thuốc được người bệnh chọn lựa đầu tiên bởi nó cho tác dụng nhanh. Một số loại thuốc phổ biến gồm:
-
Thuốc giảm đau: Paracetamol giúp giảm đau ngay sau khi uống.
-
Thuốc chống viêm: Diclofenac, Meloxicam, Coxib,… giúp chống viêm, giảm sưng tấy.
-
Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,.. hạn chế tình trạng cứng cơ và giảm đau nhanh.
-
Tiêm Hyaluronic acid trực tiếp vào vùng ổ khớp bị đau.
Thuốc uống điều trị thoái hóa khớp cổ chân cần được sử dụng đúng liều lượng, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều thuốc. Đặc biệt, thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tức thời và có thể tái phát lại bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, không nên lạm dụng thuốc quá nhiều và quá lâu bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận,…
Thuốc uống giúp giảm đau, chống viêm thoái hóa khớp cổ chân nhanh chóng
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp dùng thuốc Tây điều trị không thuyên giảm, người bệnh thoái hóa khớp chân có thể được chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và xâm lấn, cách phẫu thuật phù hợp sẽ được đưa ra. Một số cách gồm:
-
Tái tạo lại bề mặt sụn khớp.
-
Thay thế khớp cổ chân bán phần.
-
Thay thế khớp cổ chân toàn phần.
-
Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp.
Phẫu thuật cho hiệu quả giảm đau nhanh, khả năng phục hồi cao, nguy cơ tái phát trở lại thấp. TUy nhiên, cách này lại tồn đọng nhiều nguy hiểm với người bệnh bởi nguy cơ xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật cao. Đặc biệt, thời gian phục hồi sau phẫu thuật lâu và chi phí phẫu thuật cũng tương đối cao nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Áp dụng một số bài tập điều trị thoái hóa khớp chân
Thông qua các bài tập có thể giúp khớp cổ chân được phục hồi nhanh chóng, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh cho hiệu quả cao hơn. Một số bài tập dành cho người bị thoái hóa khớp là:
Bài tập kéo giãn cổ chân:
-
Bước 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng, người hỗ trợ dùng một tay nâng gót chân, một tay giữ bàn chân.
-
Bước 2: Từ từ kéo hai tay về phía dưới cùng, giữ nguyên một lúc để kéo giãn cổ chân nhiều nhất có thể. Thực hiện động tác mỗi bên 5 lần.
Bài tập kéo giãn chân chữa thoái hóa khớp cổ chân
Bài tập quay cổ chân:
-
Bước 1: Nằm ngửa trên mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng và người hỗ trợ ngồi phía dưới, một tay giữ gót chân, tay còn lại đặt lên phần đầu bàn chân của người bệnh.
-
Bước 2: Quay cổ chân bệnh nhân 3 lần, đẩy mạnh bàn chân vào ống chân và duỗi thẳng. Thực hiện mỗi bên 1 lần.
Bài tập lắc chân
-
Bước 1: Người bệnh nằm ngửa, người hỗ trợ đỡ gót chân lên và đặt ngón tay cái ở mắt cá chân.
-
Bước 2: Đẩy gót chân vào phần ống chân và kéo thẳng ra. Thực hiện động tác trên khoảng 10 phút mỗi ngày.
Khi thực hiện các bài tập điều trị thoái hóa khớp cổ chân, người bệnh nên kiên trì tập luyện và không nên quá sức. Tập quá nhiều cũng có thể khiến khớp bị quá sức và tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa bệnh hình thành cũng như dự phòng tái phát với những người đã mắc bệnh:
-
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin,… là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn hết.
-
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và thư giãn chân phù hợp. Đồng thời, hạn chế vận động mạnh hoặc đi lại quá nhiều trong thời gian đang điều trị bệnh.
-
Tạo thói quen ngâm chân với nước ấm hoặc nước muối loãng mỗi ngày để chân được thư giãn, tăng lưu thông máu.
-
Kiên trì tập luyện các bài tập giúp cải thiện tình trạng cứng khớp cổ chân.
-
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần xác định tinh thần kiên trì để điều trị triệt để và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với cổ chân.
Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa khớp cổ chân chi tiết nhất được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng có thể giúp quý vị bạn đọc hiểu hơn về bệnh này và nâng cao tinh thần phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com