Cách Phòng Ngừa Bệnh Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi

Mật độ xương giảm xuống gây loãng xương

Khi càng lớn tuổi, xương khớp của chúng ta sẽ càng trở nên lão hóa và dễ bị tổn thương. Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi như thế nào? Hãy cùng chuabenhkhop tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Vì sao người cao tuổi dễ bị loãng xương?

Tuổi tác có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương khớp của chúng ta. Tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa, chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng suy giảm, dẫn đến xương khớp không được nuôi dưỡng gây nên nguy cơ bị loãng xương cao đối với người cao tuổi.

Mật độ xương giảm xuống gây loãng xương
Mật độ xương giảm xuống gây loãng xương

Bên cạnh đó, nhiều người lớn tuổi hiện nay có xu hướng hạn chế vận động đi lại, ít ra ngoài nên không thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Điều này cũng dẫn đến giảm khả năng hấp thụ canxi, làm tăng nguy cơ thiếu canxi và loãng xương.

Ngoài ra, người lớn tuổi cũng là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý mãn tính về thận, nội tiết,… Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp đối với bệnh loãng xương ở người cao tuổi.

Các triệu chứng và hậu quả của bệnh loãng xương

Một số triệu chứng thường thấy khi người cao tuổi bị loãng xương:

  • Đau nhức xương khớp: Do sự thiếu hụt canxi, mật độ xương ngày càng suy giảm, xương của chúng ta sẽ trở nên loãng và xốp, gây nên cảm giác đau nhức. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở lưng, hông, tay chân, các khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,…
  • Thường xuyên bị mất ngủ: hiện tượng đau nhức xương khớp vừa kể trên, thường xuất hiện rõ nhất vào ban đêm. Làm cho người cao tuổi – đối tượng vốn đã khó đi vào giấc ngủ, lại càng khó ngủ hơn dẫn đến tình trạng mất ngủ thường xuyên.
  • Trầm cảm: việc phải chịu các cơn đau nhức và tình trạng mất ngủ trong thời gian dài sẽ dễ sinh ra tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi.
  • Dễ bị gãy xương: loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gãy xương ở người cao tuổi. Do mật độ xương thấp, đôi khi những va chạm nhẹ cũng có thể làm cho xương bị gãy.
  • Lưng bị gù và cong vẹo cột sống: loãng xương lâu ngày sẽ làm cho cột sống của người bệnh bị biến dạng và gù vẹo.
  • Tàn phế: ở người cao tuổi loãng xương khi đã bị gãy xương sẽ rất khó lành. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tàn phế suốt đời.
  • Làm tăng nguy cơ tử vong: ở một số vị trí xương nếu bị gãy sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng như gãy cổ xương đùi, đây là tình trạng gãy xương nặng, rất khó điều trị và để lại nhiều di chứng.
Loãng xương gây đau nhức xương khớp
Loãng xương gây đau nhức xương khớp

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương rất khó để điều trị, thời gian điều trị lâu và rất tốn kém. Do đó, chúng ta cần phòng ngừa bệnh loãng xương ngay từ khi còn trẻ để giúp duy trì mật độ xương và giảm sự mất xương khi về già.

Nữ giới là đối tượng dễ bị loãng xương nhất, do đó cần bổ sung nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh để giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.

Ngoại trừ các yếu tố không thể thay đổi được như tuổi tác hoặc di truyền. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cách phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất sẽ rất tốt cho hệ thống xương khớp của chúng ta. Đối với người cao tuổi càng phải đặc biệt quan tâm về chế độ ăn uống và các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Để ngăn ngừa loãng xương cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Phụ nữ từ 50 tuổi và nam giới từ 70 tuổi trở lên cần bổ sung 1200 mg canxi từ viên uống canxi hoặc từ các loại thực phẩm.

Các thực phẩm chứa nhiều canxi như: rau củ có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc, các loại đậu, cá mòi, cá hồi, sữa,… Trong đó, sữa là thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho người bị loãng xương. Đối với người cao tuổi, mỗi ngày nên uống từ 500 – 1000ml sữa.

Lưu ý: Người từ 50 tuổi trở lên không nên bổ sung quá 2000 mg canxi một ngày, dư thừa canxi có thể gây nên bệnh sỏi thận.

Người bệnh loãng xương cũng cần tăng cường vitamin D cho cơ thể. Điều này giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi và cải thiện sức khỏe xương khớp. Ngoài các loại thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, trứng cá, ngũ cốc, sò, sữa, trứng,… chúng ta hoàn toàn có thể nhận đủ hàm lượng vitamin D trong một ngày từ ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ có tác động trực tiếp lên hệ thống xương khớp, giúp làm chậm quá trình loãng xương, sản sinh ra nhiều tế bào sinh xương, đồng thời góp phần tăng cường khả năng hấp thụ canxi và protid. Bên cạnh đó, việc vận động đều đặn còn giúp cho hệ tim mạch, hệ hô hấp và tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.

Cần lưu ý luyện tập thường xuyên, đều đặn và vừa sức. Tránh các bài tập quá nặng sẽ dễ làm xương khớp bị tổn thương. Một số bài tập chịu sức nặng đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang,… chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

Luyện tập thể dục thể thao giúp làm chậm quá trình loãng xương
Luyện tập thể dục thể thao giúp làm chậm quá trình loãng xương

Xem thêm: Tổng Hợp 6 Bài Tập Thể Dục Cho Người Bệnh Loãng Xương

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

Việc duy trì một căn nặng hợp lý rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương. Thiếu cân, suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương. Do đó, duy trì trọng lượng cơ thể cân đối là tốt nhất cho xương.

Thay đổi một số thói quen có hại

Cần tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… những chất này sẽ làm tăng tỉ lệ loãng xương và gãy xương.

Đối với người cao tuổi, trong nhà tắm cần làm thanh vịn, lót gạch hoặc thảm chống trơn trượt, cầu thang cũng cần có tay vịn, sắp xếp bàn ghế hợp lí để tránh bị vấp, té ngã có thể làm gãy xương.

Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra với tất cả các cơ quan trên cơ thể, trong đó có xương khớp. Điều này làm cho họ trở thành đối tượng dễ bị loãng xương nhất và kéo theo nhiều hậu quả nguy hiểm. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi hiệu quả nhất. Hãy bắt đầu bảo vệ xương khớp của bạn ngay từ bây giờ để tránh mất nhiều thời gian và tiền bạc về sau.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loãng xương, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chuabenhkhop sẽ giải đáp cho bạn hoàn toàn miễn phí.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO

    Hotline: 0866 67 27 88

    Website: www.ritado.vn

    Email: ritadovn@gmail.com

    Call Now Button