Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và thường diễn ra một cách âm thầm, đến khi trở nặng thì gây ra hậu quả nặng nề như gãy xương, tàn phế, mất khả năng lao động… Vì thế việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh loãng xương là vô cùng quan trọng, để tránh các hậu quả không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin cho câu hỏi bệnh loãng xương uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương xảy ra khi cơ thể gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa xương khiến mật độ xương bị suy giảm, gây ra hậu quả nghiêm trọng như gãy xương, tàn phế. Bệnh loãng xương thường được chia ra làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
Bệnh nguyên phát thường gặp ở những người phụ nữ mãn kinh do vấn đề tuổi tác. Còn thứ phát thường liên quan đến các bệnh lý về nội tiết, tiêu hóa khớp, di truyền… hoặc sử dụng các loại thuốc kéo dài như thuốc lợi tiểu.
Để hạn chế những hậu quả nặng nề mà bệnh gây ra thì ngoài việc tập thể dục thể thao thường xuyên cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì việc sử dụng thuốc là điều cần thiết và nên làm.
Bệnh loãng xương uống thuốc gì?
Một số loại thuốc dưới đây sẽ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng ngừa đi các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Thuốc bổ sung canxi
Canxi là hoạt chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức mạnh xương khớp, tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. Nên uống canxi vào buổi sáng, tránh uống vào buổi tối dễ gây ra bệnh sỏi thận.
Cần bổ sung thêm vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ tránh việc uống quá liều ảnh hưởng đến thận, làm tăng huyết áp…
Thuốc chống hủy xương
Nhóm bisphosphonate thường được sử dụng cho người trên 60 tuổi, người phụ nữ sau mãn kinh, sau khi sử dụng corticosteroid. Thuốc được sử dụng mỗi tuần 1 viên, tránh sau khi uống thuốc 30 phút nằm sẽ khiến viêm loét thực quản.
Thuốc Zoledronic acid được truyền vào cơ thể 1 năm mỗi liều, trong vòng 30 phút. Trước khi truyền thuốc cần đảm bảo cơ thể đầy đủ canxi và vitamin D, không nên sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy thận, rối loạn nhịp tim…
Calcitonin thường được sử dụng cho người bệnh phải chịu các cơn đau nhức do loãng xương gây ra, hoặc những người mới bị gãy xương. Thường được tiêm dưới da sau khoảng 10-15 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhóm estrogen SERMs (Selective estrogen receptor modulator) được sử dụng cho phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh, uống mỗi ngày và liều dùng không được quá 2 năm. Thuốc sử dụng là raloxifene.
Thuốc kích hoạt tái tạo xương
Đây được xem là loại thuốc kép khi vừa giúp tái tạo lại xương vừa giúp tránh sự phá hủy của của xương khớp. Thuốc sử dụng là strontium và ranelate theo chỉ định của các bác sĩ, không đồng thời sử dụng bisphosphonate. Những một số tác dụng phụ có thể xảy ra ảnh hưởng đến tim mạch nên loại thuốc này chưa được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Đọc thêm: Loãng xương nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục
Lời khuyên từ chuyên gia cho bệnh loãng xương
Người bệnh cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung đầy đủ canxi và các dưỡng chất khác. Ngoài ra, cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp xương khớp dẻo dai và chắc khỏe.
Cần xét nghiệm chẩn đoán mật độ canxi trong xương để sử dụng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kết hợp việc bổ sung canxi và vitamin D cùng việc uống thuốc kích thích tạo xương và chống phá hủy xương thì bệnh sẽ được kiểm soát.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi bệnh loãng xương uống thuốc gì? Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn tìm ra được giải pháp điều trị bệnh phù hợp, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Nếu bạn có thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ số Hotline bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí cho bạn ngay nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com