Đau nhức xương khớp vào ban đêm là tình trạng khá phổ biến của các bệnh lý về xương khớp. Điều này khiến giấc ngủ của người bệnh bị xáo trộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Vậy hiện nay có những giải pháp phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp vào ban đêm nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nguyên nhân đau nhức xương khớp vào ban đêm
Tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp vào ban đêm. Ở độ tuổi từ 60 trở lên nguy cơ mắc các bệnh xương khớp lên đến 60%, nguyên nhân là do sự lão hóa tự nhiên các khớp xương khiến các lớp sụn bên trong cơ thể dần bị phá hủy và bào mòn. Do đó, mỗi khi vận động, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức.
Thừa cân béo phì
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm. Đối với những người béo phì, nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp thường cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Bởi béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng cao, từ đó làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Về lâu về dài, các khớp xương sẽ bị suy yếu dần, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra mạnh mẽ. Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong cơ thể cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện gai ở các khớp xương gây đau nhức mỗi khi vận động.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người béo phì mắc bệnh thoái hóa khớp là 1,7% trên mỗi đơn vị BMI (trong đó, thoái hóa khớp gối: 0,6% và thoái hóa khớp háng: 0,6%).
Thời tiết thay đổi
Sự thay đổi thời tiết thường sẽ kéo theo một số biến đổi bên trong cơ thể như: thay đổi độ nhớt dịch khớp, cung cấp máu, sự kết tủa của các muối… Dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp.
Do đó, ta có thể lý giải được nguyên nhân tại sao thời tiết thay đổi lại gây đau nhức xương khớp vào ban đêm. Vì lúc này, nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm không khí cao…khiến mạch có hiện tượng bị co rút lại, tốc độ lưu thông máu đến các khớp xương giảm, dịch khớp bị đông quánh, bề mặt sụn khớp không được bôi trơn dẫn đến đau nhức mỗi khi vận động.
Hoạt động sai tư thế
Những tư thế sai trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như: ngồi khom lưng, ngồi ngả người về phía trước, ngủ gối quá cao,… khiến hệ thống xương khớp bị tổn thương do sự gia tăng áp lực lên cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, thậm chí có thể gây biến dạng khớp.
Ngoài ra, việc mang vác vật nặng thường xuyên hoặc chấn thương do tai nạn, hoặc trong quá trình chơi thể thao… cũng làm ảnh hưởng đến các khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm
Ít vận động
Lười vận động khiến các khớp xương bị co cứng và kém linh hoạt, tốc độ lưu thông máu đến các khớp bị suy giảm, không đủ để cung cấp quá trình nuôi dưỡng mô sụn…Từ đó, khiến khớp xương yếu dần đi, dễ bị tổn thương gây ra đau nhức.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Những thói quen ăn uống hằng ngày như: sử dụng quá nhiều đồ chiên xào, đồ ăn mặn, thức ăn nhanh, đóng hộp, sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia…, cũng khiến tăng nguy cơ đau nhức xương khớp vào ban đêm.
Thay vào đó, để giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý, chúng ta nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, B, C, canxi, omega-3,…
Các bệnh lý xương khớp
Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, đau nhức xương khớp vào ban đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề về bệnh lý nguy hiểm như: viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,…
Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau nhức, người bệnh nên đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.
2. Đau nhức xương khớp vào ban đêm có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp vào ban đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau. Nếu tình trạng này cứ kéo dài liên tục, có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, sức đề kháng bị suy yếu, tăng nguy cơ mắc các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác.
Vậy đau nhức xương khớp vào ban đêm có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và yếu tố cơ địa mỗi người.
– Mức độ nhẹ: diễn ra ở những người bị đau nhức do yếu tố cơ học (hoạt động sai tư thế, thời tiết thay đổi, ít vận động hoặc vận động nhiều vào ban ngày…).
Lúc này, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau nhức, khó ngủ gây mệt mỏi và uể oải vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe không quá nghiêm trọng, chỉ cần tập trung vào việc chăm sóc cơ thể, chú ý tư thế mỗi khi vận động, chế độ ăn dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả.
– Mức độ nặng: diễn ra ở những người bị đau nhức do các vấn đề về bệnh lý xương khớp (thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm…). Đây là những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời tránh để lại các biến chứng không mong muốn như: biến dạng khớp, teo cơ, chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp…
Thông thường, đối với bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do các vấn đề bệnh lý không chỉ xuất hiện cảm giác đau nhức vào ban đêm mà còn đi kèm với các triệu chứng khác như: tê bì tay chân, cứng khớp vào buổi sáng, đau tăng dần mỗi khi vận động, phát ra tiếng răng rắc khi di chuyển,…
Đọc thêm: 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ngay Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
3. Giải pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp vào ban đêm hiệu quả nhất
Tắm nước nóng
Tắm nước nóng giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, loại bỏ độc tố trên cơ thể, thư giãn tinh thần.
Nhiệt độ thích hợp để tắm: khoảng 30 – 32 độ C, có thể cho thêm tinh dầu hoặc muối Epsom để đạt hiệu quả cao hơn.
Tập luyện thể dục
Ngoài việc mang lại giấc ngủ ngon, một tâm trạng thoải mái, tập luyện thể dục còn có tác dụng như sau:
– Tăng chất lượng ở sụn khớp, duy trì mật độ xương khớp, phòng ngừa bệnh loãng xương
– Kiểm soát trọng lượng cơ thế
– Cơ xương khớp linh hoạt, tăng độ đàn hồi
– Cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau nhức
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
– Bổ sung các loại rau xanh và trái cây có chứa các chất vitamin A,C,E… như: súp lơ xanh, rau bina, việt quất, dâu tây… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
– Cung cấp các loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3: cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá mòi…giúp ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, làm giảm các chứng đau mỏi.
– Tăng cường thức ăn chứa nhiều canxi: các món hầm từ xương ống, sụn bò và bê chứa nhiều glucosamine và chondroitin giúp sụn chắc khỏe hơn, hỗ trợ quá trình cấu tạo xương.
Ngủ ở tư thế thoải mái nhất
Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm. Hai tư thế sau đây sẽ khiến người bệnh thoải mái nhất, đó là:
– Nằm ngửa: với tư thế này, người bệnh nên đặt một cái gối ở vị trí dưới thắt lưng và một cái dưới đầu gối nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu dễ dàng.
– Nằm nghiêng: ở tư thế này, người bệnh nên kẹp một gối giữa hai chân và một dưới thắt lưng. Việc này sẽ làm giảm áp lực lên cột sống lưng, giảm đau nhức.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về các giải pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp vào ban đêm hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé!
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH Thương Mại Quốc Tế RITADO
Hotline: 0866 67 27 88
Website: www.ritado.vn
Email: ritadovn@gmail.com